Bí thư Quảng Nam: 'Càng cải cách thì càng thụt lùi, trách nhiệm thuộc về ai?'

(PLO)- Bí thư Quảng Nam đề nghị làm rõ trách nhiệm khi thứ hạng cải cách hành chính, chỉ số xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tỉnh này "ngày càng thụt lùi".

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 7-12, HĐND tỉnh Quảng Nam khoá X, kỳ họp thứ 18 bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn nóng lên với phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam Trần Thị Kim Hoa.

Càng cải cách hành chính càng thụt lùi

Điều hành phiên chất vấn Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường đề nghị làm rõ việc cải cách hành chính của tỉnh này khi "càng cải cách càng thụt lùi".

Bí thư Quảng Nam nói 'càng cải cách hành chính càng thụt lùi, trách nhiệm thuộc về ai?'
Bí thư Quảng Nam Phan Việt Cường yêu cầu làm rõ khi càng cải cách hành chính càng thụt lùi. Ảnh: TN

Ông Cường nêu dẫn chứng chỉ số cải cách hành chính tỉnh này năm 2020 đứng 20/63, năm 2021 đứng 35/63, năm 2022 đứng 63/63 tỉnh, thành. “Càng cải cách thì càng thụt lùi, vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?”, Bí thư Quảng Nam nói.

Ngoài ra, chỉ số xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, Bí thư Quảng Nam đề nghị làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị khi vị thứ xếp hàng ngày càng thụt lùi.

Cụ thể, năm 2020, chỉ số xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức này tỉnh Quảng Nam đứng thứ 8/63, năm 2021 đứng thứ 17/63, năm 2023 xếp cuối cùng cả nước.

Bí thư Quảng Nam cho biết, khi xuống địa phương thì nghe than phiền thủ tục hành chính, thẩm định hồ sơ lâu, “một cửa nhưng nhiều khoá”… và đề nghị đại biểu tập trung chất vấn vấn đề này.

Chất vấn Giám đốc Sở Nội vụ, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, nêu vấn đề thủ tục hành chính đất đai trễ hẹn nhiều, đề nghị đưa ra giải pháp kéo giảm tỉ lệ hồ sơ trễ hẹn.

bi-thu-quang-nam-3180-6633.jpg
Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 6 đến 8-12. Ảnh: TN

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông nghị quyết phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước. “Sau một năm thực hiện thì chúng ta đã thực hiện nghị quyết và tác động nghị quyết như thế nào?”, một đại biểu nêu.

Tâm lý sợ sai

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam cho biết sau khi có nghị quyết, UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khai nhiệm vụ. Kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở ngành, đơn vị rà soát các nội dung liên quan, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho địa phương, đơn vị.

Quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, đã thực hiện được nhiều công việc trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, việc thực hiện chưa đồng bộ, quyết liệt, gặp nhiều khó khăn. Một số nội dung phân cấp thì quy định pháp luật chuyên ngành phải xin ý kiến của cơ quan trung ương và thực hiện quy trình của luật nên mất nhiều thời gian.

“Một số nội dung phân cấp được quy định cụ thể nhưng các sở ngành vẫn chậm triển khai. Các sở ngành, địa phương thiếu chủ động trong thực hiện phân cấp, vẫn còn tâm lý sợ áp lực, sợ sai nên việc thực hiện phân cấp chưa quyết liệt và triệt để”, bà Hoa nói.

Bà Hoa nêu thêm khó khăn là nguồn lực các cơ quan, đơn vị còn thiếu. Nhiều địa phương kiến nghị, nếu phân cấp, uỷ quyền thì đồng thời tăng nguồn lực về kinh phí, con người để đủ điều kiện thực hiện.

cang-cai-cach-hanh-chinh-cang-thut-lui-4.jpg
Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam Trần Thị Kim Hoa trả lời chất vấn. Ảnh: TN

Trả lời đại biểu Úc, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng trễ hẹn hồ sơ, nhất là trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư do nhiều nguyên nhân. Các thủ tục này trễ hẹn nhiều nhất ở các địa phương, nổi cộm như TP Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, huyện Thăng Bình.

“Giải pháp giảm hồ sơ trễ hẹn là cần sự vào cuộc quyết liệt, triệt để của người đứng đầu các cơ quan để có biện pháp kiểm tra chấn chỉnh, đôn đốc kịp thời…

Đặc biệt, ban hành cho được quy trình nội bộ trong giải quyết hồ sơ cấp GCNSDĐ giữa Sở TN&MT, UBND cấp huyện, Văn phòng đăng ký đất đai, xã phường, thị trấn… để quy trách nhiệm cụ thể trong từng nội dung thì lúc đó các thủ tục mới nhanh chóng”, bà Hoa nêu giải pháp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm