Ngày 30/7, tấm băng rôn đỏ, chữ vàng có nội dung “Yêu cầu ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty Bình An trả tiền cá cho nông dân chúng tôi (chứ không thể trốn tránh)” được căng ngang cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền trên đường 30/4, TP Cần Thơ. Chờ mãi vẫn không gặp được ông Trí, 3 nông dân mang theo cơm bày ra vỉa hè ăn dưới trời nắng gắt. Tuy nhiên, Bianfishco cho biết bà Hiền (nguyên là Tổng giám đốc công ty) vẫn còn trị bệnh ở Mỹ còn ông Trí (chồng bà Hiền, được bổ nhiệm thay bà Hiền điều hành công ty) đã đi Hà Nội.
Hàng chục nông dân vây cổng biệt thự của bà Diệu Hiền để đòi nợ. Ảnh: Thiên Phước
Theo các chủ nợ, Bianfishco thiếu tiền mua cá mỗi người từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng nhưng hơn một năm vẫn chưa trả dứt. Vài tháng đầu nông dân biết công ty gặp khó khăn nên thông cảm, nhưng bây giờ quyết "làm dữ" do đất đai, nhà cửa của họ bị phát mãi vì không đòi được tiền của Bianfishco để trả nợ ngân hàng.Để điều hành Bianfishco với vai trò Tổng Giám đốc, một tháng trước ông Trí được Sở Nội vụ TP Cần Thơ đồng ý cho nghỉ làm viên chức Nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay giấy đăng ký kinh doanh mới với người đại diện theo pháp luật là ông Trí (thay cho vợ là bà Hiền vẫn) chưa được Sở Kế hoạch Đầu tư TP Cần Thơ cấp lại. Chính vì vậy mà đến thời điểm này ông Trí vẫn chưa thể rút tiền từ ngân hàng để trả nợ nông dân.
Do đó, một tháng qua Bianfishco có đến 3 lần thất hứa với nông dân vì chưa biết chắc chắn ngày nào có được giấy đăng ký kinh doanh mới.Đến 16h30 ngày 30/7, dù trời sắp mưa nhưng hàng chục nông dân vẫn còn ngồi trước cổng nhà vợ chồng ông Trí để "đòi nợ cho bằng được".
Đại gia thủy sản Diệu Hiền đã gây sốc với lễ rước dâu bằng dàn xe siêu sang vào cuối tháng 2 năm nay, cũng là lúc câu chuyện nợ nần của Công ty Bình An được dư luận chú ý. Ngay trong đám cưới, nhiều nông dân đã đến biệt thự của vợ chồng nữ đại gia này chăng biểu ngữ đòi tiền. Khó khăn liên tiếp ập đến, khi các ngân hàng cũng mạnh tay đòi nợ, nhiều nơi từ chối cho vay.
Nhà máy phải đóng cửa tạm thời và cho 1.000 công nhân nghỉ việc. Bản thân bà Hiền cũng cáo ốm, sang Mỹ chữa bệnh. Thủ tướng sau đó đã yêu cầu các bên tìm hiểu trường hợp Công ty thủy sản Bình An để có giải pháp tháo gỡ. Công ty Mua bán nợ của Bộ Tài chính cũng đã vào cuộc, đàm phán với các bên tham gia cứu giúp cho Bình An có vốn tạm thời để sản xuất kinh doanh.
Hiện chưa ai đưa ra kết luận chính thức Bình An thua lỗ và nợ nần như ngày hôm nay là do nguyên nhân nào. Trong buổi đối thoại với doanh nghiệp Hà Nội hôm 20/7, khi bàn về chuyện doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nhắc tới trường hợp các doanh nghiệp thủy sản.
Ông cho biết, một số đơn vị làm thủy sản đã vay vốn ngân hàng với mục đích chế biến thủy sản xuất khẩu, nhưng thực tế lại dùng để đầu tư bất động sản, và lâm vào thua lỗ, nợ nần khi thị trường xuống dốc."Tôi cứ nói đùa với các anh ấy, các anh làm thủy sản tức mệnh thủy, vậy mà đi đầu tư vào đất, tức là thổ.
Chỉ riêng đoạn đó thôi là thua rồi", Thống đốc nói, như một lần nữa khuyến cáo các doanh nghiệp về việc dùng vốn không đúng mục đích.
Tuy nhiên, đến nay giấy đăng ký kinh doanh mới với người đại diện theo pháp luật là ông Trí (thay cho vợ là bà Hiền vẫn) chưa được Sở Kế hoạch Đầu tư TP Cần Thơ cấp lại. Chính vì vậy mà đến thời điểm này ông Trí vẫn chưa thể rút tiền từ ngân hàng để trả nợ nông dân.
Do đó, một tháng qua Bianfishco có đến 3 lần thất hứa với nông dân vì chưa biết chắc chắn ngày nào có được giấy đăng ký kinh doanh mới.Đến 16h30 ngày 30/7, dù trời sắp mưa nhưng hàng chục nông dân vẫn còn ngồi trước cổng nhà vợ chồng ông Trí để "đòi nợ cho bằng được".
Đại gia thủy sản Diệu Hiền đã gây sốc với lễ rước dâu bằng dàn xe siêu sang vào cuối tháng 2 năm nay, cũng là lúc câu chuyện nợ nần của Công ty Bình An được dư luận chú ý. Ngay trong đám cưới, nhiều nông dân đã đến biệt thự của vợ chồng nữ đại gia này chăng biểu ngữ đòi tiền. Khó khăn liên tiếp ập đến, khi các ngân hàng cũng mạnh tay đòi nợ, nhiều nơi từ chối cho vay.
Nhà máy phải đóng cửa tạm thời và cho 1.000 công nhân nghỉ việc. Bản thân bà Hiền cũng cáo ốm, sang Mỹ chữa bệnh. Thủ tướng sau đó đã yêu cầu các bên tìm hiểu trường hợp Công ty thủy sản Bình An để có giải pháp tháo gỡ. Công ty Mua bán nợ của Bộ Tài chính cũng đã vào cuộc, đàm phán với các bên tham gia cứu giúp cho Bình An có vốn tạm thời để sản xuất kinh doanh.
Hiện chưa ai đưa ra kết luận chính thức Bình An thua lỗ và nợ nần như ngày hôm nay là do nguyên nhân nào. Trong buổi đối thoại với doanh nghiệp Hà Nội hôm 20/7, khi bàn về chuyện doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nhắc tới trường hợp các doanh nghiệp thủy sản.
Ông cho biết, một số đơn vị làm thủy sản đã vay vốn ngân hàng với mục đích chế biến thủy sản xuất khẩu, nhưng thực tế lại dùng để đầu tư bất động sản, và lâm vào thua lỗ, nợ nần khi thị trường xuống dốc."Tôi cứ nói đùa với các anh ấy, các anh làm thủy sản tức mệnh thủy, vậy mà đi đầu tư vào đất, tức là thổ.
Chỉ riêng đoạn đó thôi là thua rồi", Thống đốc nói, như một lần nữa khuyến cáo các doanh nghiệp về việc dùng vốn không đúng mục đích.
Theo Thiên Phước (VNE)