Bình Thuận: Cao tốc thông xe, du khách đông đúc, bán lẻ tăng nhanh

(PLO)- Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 6-2023, Bình Thuận đón hơn 15,25 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt hơn 38.500 tỉ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-8, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: NT

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: NT

Theo báo cáo, trong nửa nhiệm kỳ qua dù gặp nhiều khó khăn như đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh chưa đồng bộ... nhưng Bình Thuận vẫn có những thuận lợi.

Cụ thể, hai đoạn cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây đã được đưa vào khai thác cùng với chuỗi hoạt động Năm du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận- Hội tụ xanh”, đã tạo được hiệu ứng tích cực trong công tác thu hút đầu tư và du khách.

Điểm nghẽn về chồng lấn quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến titan, khoanh định vùng dự trữ titan với các quy hoạch khác từng bước được tháo gỡ; quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, tạo cơ sở để chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện, tạo đà phát triển nhanh và bền vững.

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng bình quân hằng năm trong hai năm (2021 - 2022) đạt 5,05%/năm. Trong đó, GRDP bình quân nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng 3,38%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,61%; dịch vụ tăng 6,17%. Ước tăng bình quân hàng năm trong ba năm (2021 - 2023) đạt 5,76%/năm.

Từ trái sang ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Hoài Anh (đứng), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, tại hội nghị. Ảnh NT

Từ trái sang ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Hoài Anh (đứng), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, tại hội nghị. Ảnh NT

Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch của tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để phục hồi và thu hút du khách; phát triển thêm các sản phẩm mới để thu hút du lịch. Kinh tế biển tiếp tục phát triển cả về khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản, dịch vụ hậu cần...

Tuy nhiên, hạ tầng thương mại phát triển còn chậm, chưa hình thành được các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Hoạt động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; môi trường, cảnh quan ở một số nơi chưa được xanh, sạch, đẹp. Nhiều dự án khu vực ven biển triển khai đầu tư chậm. Phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Du lịch được xem là một trong ba trụ cột phát triển của Bình Thuận. Ảnh: PN

Du lịch được xem là một trong ba trụ cột phát triển của Bình Thuận. Ảnh: PN

Giai đoạn 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng để Bình Thuận phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm (2021 - 2025).

Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; ưu tiên phát triển ba trụ cột (công nghiệp, du lịch và nông nghiệp), gắn thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh triển khai các dự án năng lượng, thu hút đầu tư các dự án điện; ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, sạch như điện gió, điện gió ngoài khơi để sản xuất hydrogen, điện mặt trời và điện khí LNG.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư có năng lực, các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại... phụ trợ cho ngành năng lượng.

Tập trung đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây thông xe là một trong những thuận lợi cho kinh tế du lịch Bình Thuận phát triển. Ảnh: PN

Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây thông xe là một trong những thuận lợi cho kinh tế du lịch Bình Thuận phát triển. Ảnh: PN

Cùng đó là cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững.

Tập trung triển khai quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế. Thực hiện các biện pháp trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế...

Từ đầu nhiệm kỳ và trong sáu tháng đầu năm 2023, Bình Thuận đón hơn 15,25 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 38.587 tỉ đồng.

Hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 đạt hơn 74.000 tỉ đồng, tăng 22,74% so với năm 2020.

Trong sáu tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 44.682 tỉ đồng, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm