Cán bộ học tập suốt đời để sẵn sàng đổi mới, đột phá

(PLO)- Mỗi người, mỗi cán bộ phải luôn học tập suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân, bởi “bể học” mênh mông, không bao giờ cạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam

Mới đây, trong mở đầu bài viết với tựa đề “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới mà ở đó đòi hỏi chúng ta phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng như nguồn nhân lực cao để phát triển đất nước. Đây không chỉ là xu thế tất yếu khách quan mà còn là quy luật trong quá trình đi lên của dân tộc.

Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng được một xã hội học tập suốt đời, để tri thức tiên tiến và hiện đại sẽ thật sự là nguồn lực, động lực, nền tảng cho sự phát triển chung của đất nước.

can-bo-hoc-tap-suot-doi-de-san-sang-doi-moi-dot-pha-thuan-van.JPG
Trong một xã hội với văn hóa học tập suốt đời, sẽ có những con người thật sự mới – những cá nhân dám từ bỏ lối mòn của tư duy để áp dụng tri thức, hiểu biết mới nhằm hoàn thiện bản thân. Ảnh minh họa: THUẬN VĂN

Học suốt đời giúp cán bộ dám nói, dám làm

Xét dưới góc độ phát triển, xây dựng xã hội học tập suốt đời chính là việc tạo ra được sự vận động, phát triển liên tục cho xã hội về tri thức, trí tuệ để chúng luôn vận động, biến đổi cùng sự phát triển chung của nhân loại.

Thực tế cho thấy trong một xã hội học tập suốt đời, những tri thức cũ kỹ sẽ bị thay thế không ngừng bởi những tri thức mới tiến bộ hơn; những cản trở do sự lạc hậu về tư duy và cách làm sẽ bị phá bỏ, nhường chỗ cho tư duy đổi mới và cách làm đột phá, sáng tạo.

Trong một xã hội với văn hóa học tập suốt đời, sẽ có những con người thật sự mới – những cá nhân dám từ bỏ lối mòn của tư duy để áp dụng tri thức, hiểu biết mới nhằm hoàn thiện bản thân. Đó còn là những con người dám vượt lên nghịch cảnh bằng trí tuệ, tri thức và bản lĩnh chứ không phải bằng những cách thức sai trái, lệch chuẩn.

Và trong một xã hội học tập suốt đời, sẽ có những người lao động năng động, luôn biết tự đào tạo mình nhằm thích ứng với những đòi hỏi mới của doanh nghiệp, của nền kinh tế để cung ứng được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường.

Xã hội học tập suốt đời sẽ là đưa đến cơ hội phát triển bình đẳng nhất cho mỗi người mà ở đó chỉ có một trở ngại lớn nhất là con người phải chinh phục để giành lấy cơ hội chiếm lĩnh tri thức, hiểu biết.

Đặc biệt hơn nữa, khi xây dựng được một xã hội với văn hóa học tập suốt đời, chúng ta sẽ có những cán bộ, đảng viên thật sự là những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội. Người ta chỉ dám nghĩ, dám nói, dám làm khi họ có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu rộng về cả lý luận và thực tiễn với những gì mình nghĩ, mình nói và mình làm.

Cán bộ học tập suốt đời để sẵn sàng đổi mới, đột phá
TS Thạch Kim Hiếu, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ TP.HCM.

Học suốt đời không phải để có đủ bằng cấp

Thiết nghĩ, để có được tinh thần ấy, mỗi cán bộ, đảng viên phải là người dám học suốt đời. Dám học trước tiên là dám thay đổi suy nghĩ bản chất của việc học. Trước đây chúng ta vẫn học theo suy nghĩ là có đủ bằng cấp để được tuyển dụng, được bổ nhiệm thì ngày nay chúng ta phải thay đổi sang tư duy mới là học để làm, học để hành, học để đổi mới.

Học tập suốt đời là học những gì thiết thực, cần thiết cho bản thân mình, cho công việc của mình chứ không phải học một cách hình thức, phô trương.

Dám học ở đây còn là dám có bản lĩnh để học ở mọi nơi và mọi người. Có những người, kể cả những người lãnh đạo, quản lý đôi khi tự bằng lòng với kiến thức và hiểu biết của mình mà chủ quan thậm chí xem thường việc học hỏi, nhất là học từ người khác, kể cả người nhỏ tuổi hơn mình.

Dám học còn là dám mạnh dạn từ bỏ những suy nghĩ, cách làm cũ không còn phù hợp để học tập, tiếp thu những tri thức mới, tiên tiến và hiện đại vào lãnh đạo, quản lý và làm việc hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay đặt ra yêu cầu về việc thay đổi những mô hình và phương thức cũ không còn phù hợp, nhất là những cách làm đã ăn sâu, bám rễ vào nhận thức và việc làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên hàng chục năm qua.

Thay cái cũ bằng cái mới đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập để tiếp thu, học hỏi, để chuyển đổi nhanh chóng nhằm không tạo ra sự gián đoạn, trì trệ cho toàn bộ hệ thống.

Không chỉ vậy, dám học còn là để cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo, quản lý có được những quyết sách đúng đắn và đột phá trên cơ sở khoa học.

Như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài viết “Học tập suốt đời” – đó là phải học suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân bởi “bể học” mênh mông, không bao giờ cạn.

Đổi mới tuyển dụng, bố trí cán bộ

Thực tiễn cho thấy, có nhiều điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển chung của đất nước cũng như của địa phương, đơn vị, đòi hỏi phải có những chủ trương đổi mới mang tính bước ngoặt mới có thể giải quyết.

Trong tình hình đó, nếu người lãnh đạo, quản lý không đủ hiểu biết, kiến thức cả lý luận và thực tiễn thì sẽ không đủ quyết tâm chính trị, đủ bản lĩnh cần thiết để có những quyết định đúng và trúng, đặt ra cho địa bàn, đơn vị, lĩnh vực mà mình phụ trách.

Cũng trong chính bối cảnh đó, để có những cán bộ, đảng viên dám học với tinh thần tự học suốt đời cũng đòi hỏi mỗi cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý để tạo động lực cho việc học suốt đời của cán bộ, đảng viên. Cấp ủy và người đứng đầu các cấp cần đổi mới trong việc dùng người, trong cách trọng dụng tri thức.

Việc mạnh dạn đổi mới cách tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, trọng dụng những người tài năng, những người thực học có phẩm chất đạo đức mà không vì lý do nào khác chính là cách tốt nhất để xã hội thấy rằng tri thức thực sự được trọng dụng.

Từ đó, khuyến khích được tinh thần tự học, học để làm việc, để cống hiến trong đội ngũ cán bộ đảng viên, cũng như các tầng lớp nhân dân để đi đến một xã hội học tập suốt đời.

LÊ THOA ghi

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

Bản tin trưa 22-4: Kẻ bịt mặt cầm dao xông vào cướp ngân hàng; Một người giật mình té xe tử vong sau tiếng sét đánh

(PLO)- Một phụ nữ tử vong cạnh ô tô cháy rụi, nghi là án mạng; Xe chở 20 em học sinh bị lật, nhiều em bị thương; Clip ghi lại cảnh cướp ngân hàng ở Hà Nội; Nghe tiếng sét đánh, người đàn ông giật mình té xe dẫn tới tử vong; Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, đông lạnh 'bẩn' trong kho ở Hà Nội.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Thanh Nghị thăm gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông Nguyễn Thanh Nghị thăm gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

(PLO)- Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM làm trưởng đoàn, đến thăm, tri ân gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM.

Chùm ảnh: Tọa đàm 'Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM'

Chùm ảnh: Tọa đàm 'Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM'LENS

(PLO)- Sáng 22-4, tại trụ sở báo Pháp Luật TP.HCM đã diễn ra tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động từ các chuyên gia kiều bào góp phần phát triển TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.