Cần Thơ: Nhiều bệnh viện xuống cấp, ảnh hưởng khám, chữa bệnh

(PLO)- Báo cáo của Sở Y tế  TP Cần Thơ cho thấy một số bệnh viện xuống cấp, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe như Bệnh viện Mắt – Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Da liễu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 6-1, Sở Y tế TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Việt Nga trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh: CTV

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Việt Nga trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh: CTV

Theo báo cáo của Sở Y tế TP Cần Thơ, đến nay, có 11 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự đảm bảo chi thường xuyên, 18 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên. Tuy nhiên giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ; việc sử dụng vốn sự nghiệp để nâng cấp, sửa chữa tại các đơn vị sự nghiệp còn khó khăn do cần phải có đề án đầu tư công trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Việc phân cấp, phân quyền cho các đơn vị tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong đấu thầu, mua sắm phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Sở Y tế đã trình UBND TP xin tạm ứng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để chi lương và phụ cấp tháng 11, 12; đồng thời trình Sở Tài chính xin bổ sung kinh phí chi lương và hoạt động năm 2022 cho một số đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy ngành đã thực hiện 1.609 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, dược và mỹ phẩm, khám chữa bệnh… Qua đó phát hiện 73 tổ chức và cá nhân vi phạm; phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng.

Cạnh đó, còn một số khó khăn như cơ sở vật chất một số bệnh viện xuống cấp, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe như Bệnh viện Mắt – Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Da liễu.

Sự chồng chéo của nhiều hệ thống, phần mềm quản lý khám chữa bệnh, y tế dự phòng đang triển khai nhưng không có khả năng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu gây ra sự lãng phí về nhân lực, cơ sở vật vật chất và gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành y tế.

Việc phân cấp, phân quyền cho các đơn vị tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong đấu thầu, mua sắm phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của đơn vị. Việc triển khai các dự án đầu tư công trung hạn 2021-2025 còn chậm…

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CTV

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện đề nghị Sở Y tế quan tâm thực hiện tốt các dự án đầu tư công. Đối với dự án bệnh viện Ung bướu sử dụng vốn ODA, ông Hiện yêu cầu Sở phải tập trung theo quyết liệt để tham mưu cho UBND TP vấn đề này.

Về nguồn thu cho các đơn vị chưa đảm bảo, chủ yếu về giá, ông Hiện đề nghị Sở Y tế và Tài chính phối hợp, sớm có tham mưu cho UBND TP.

Về phương hướng năm 2023, ông Hiện dẫn lại theo Nghị quyết 59 về phát triển TP Cần Thơ thì y tế của Cần Thơ phải là trung tâm vùng, hướng đến y tế chuyên sâu. Theo đó, Phó Chủ tịch đề nghị các giám đốc bệnh viện, các cơ sở y tế trực thuộc Sở có khó khăn gì tập hợp lại để ủy ban giải quyết, còn khó khăn về con người thì liên hệ Sở Nội vụ để tháo gỡ…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm