Chuyển đổi số tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội

Chuyển đổi số tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội

(PLO)- Chuyển đổi số giúp lãnh đạo quản trị tốt các hoạt động của địa phương, đưa ra quyết định kịp thời chính xác trước những vấn đề quan trọng, người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh dịch vụ công trực tuyến. 

Sáng 6-10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ TTTT tổ chức các sự kiện hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022.

Chuyển đổi số cần người đứng đầu vào cuộc

Tại hội nghị, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) cho rằng, hiện người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, để thay đổi thói quen thì bản thân cán bộ lãnh đạo, công chức cần phải thay đổi về cách cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân tiếp cận hiệu quả qua các nền tảng số.

Ông Tiến cũng khẳng định, vấn đề nhận thức là rất quan trọng, để chuyển đổi số hiệu quả toàn diện thì cần phải có sự vào cuộc của lãnh đạo cao nhất để thay đổi toàn diện về ứng dụng chuyển đổi số hiện nay.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ TT&TT cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm, giải pháp, mô hình chuyển đổi số. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ TT&TT cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm, giải pháp, mô hình chuyển đổi số. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chuyển đổi số góp phần đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số làm trung tâm để phổ cập dịch vụ công trực tuyến, phố biến nền tảng số phục vụ sản xuất kinh doanh..

Bà Bùi Thu Thủy Phó Cục Trưởng phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định, chuyển đổi số trong doanh nghiệp chính là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới.

Lãnh đạo địa phương, người dân được giới thiệu về mô hình quản lý đô thị thông minh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Lãnh đạo địa phương, người dân được giới thiệu về mô hình quản lý đô thị thông minh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Cũng theo bà Thủy, lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp như mở rộng khách hàng và thị trường tiềm năng, gia tăng trải nghiệm khách hàng, sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự, tạo hiệu suất kinh doanh và sản xuất, đặc biệt lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Tuy nhiên, bà Thủy cũng chỉ ra những rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp. Hai là thiếu cam kết, hiểu biết của ban lãnh đạo, người lao động trong quản lý doanh nghiệp. Ba là, khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số, thiếu thông tin cơ sở hạ tầng về công nghệ số, nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số. Bốn là khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh, về chi phí đầu tư và ứng dụng.

Ông Nguyễn Phú Tiến Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) cho rằng, hiện nay người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế ở nhiều địa phương. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ông Nguyễn Phú Tiến Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) cho rằng, hiện nay người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế ở nhiều địa phương. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Một bộ phận cán bộ công chức chưa hiểu về chuyển đổi số

Ông Mai Xuân Liêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, chuyển đổi số không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, mà là nút đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.

Chuyển đổi số được Nhà nước coi trọng và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn tới. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Mai Xuân Liêm khẳng định, chuyển đổi số là vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Mai Xuân Liêm khẳng định, chuyển đổi số là vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Theo ông Liêm, chuyển đổi số bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực như hạ tầng thông tin và truyền thông được tăng cường đầu tư và hoạt động ổn định, hiệu quả. Các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.

Hiện nay văn bản điện tử đã thay thế hoàn toàn văn bản giấy trong các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định), trong đó tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ngày càng cao. Đáng chú ý, chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021, Thanh Hóa đứng thứ 12/63 tỉnh thành phố.

Ông Mai Xuân Liêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thông tin kết quả chuyển đổi số 9 tháng đầu năm 2022: Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống đến nay 1,5 triệu văn bản và số văn bản gửi đi trên hệ thống gần 620 ngàn. Tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,72% và tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99,07% giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, ông Liêm cho rằng, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn là một khái niệm mới. Vì thế nhiều cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác chuyển đổi số.

Công tác chuyển đổi số tại các đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành chưa tích cực, chủ động và còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Ký kết hợp tác về Hỗ trợ trong công tác đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số, phối hợp rà quét, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng giữa Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và Sở TT&TT Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ký kết hợp tác về Hỗ trợ trong công tác đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số, phối hợp rà quét, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng giữa Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và Sở TT&TT Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ông Liêm khẳng định, việc tổ chức các chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh là cơ hội để Thanh Hóa tìm hiểu, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách căn bản nhất với tinh thần “Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn".

Khai trương thử nghiệm mạng 5G tại Thanh Hóa

Sáng 6-10, Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Thông tin và Truyền thông đã cắt băng khai mạc triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình chuyển đổi số. Khai trương thử nghiệm mạng 5G và Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thanh Hóa.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Bộ TT&TT ấn nút khai trương thử nghiệm mạng 5G tại Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Bộ TT&TT ấn nút khai trương thử nghiệm mạng 5G tại Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Cạnh đó lễ ký kết về chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử cũng diễn ra giữa các đơn vị hợp tác chiến lược gồm Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế và VNPT Thanh Hóa; UBND TP Thanh Hóa và Viettel Thanh Hóa; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Mobifone Thanh Hóa; Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa và Công ty CP MISA...

Ngoài ra Thanh Hóa tổ chức 2 hội thảo chuyên đề về “Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Thanh Hóa”, “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”.

Đọc thêm