Chuyện gì đang diễn ra tại thị trường chứng khoán Trung Quốc?

Mặc dù nhiều chuyên gia đã đưa các ý kiến khác nhau về việc điều chỉnh lại thị trường chứng khoán dạo gần đây của Trung Quốc, song có một thực tế đã rõ ràng: vấn đề đang ngày càng trầm trọng và sẽ có nhiều hậu quả về mặt chính trị.

Nhưng tại sao thị trường Trung Quốc lại sụp đổ nhanh chóng như vậy? Có nhiều nguyên nhân về mặt kỹ thuật, về kinh tế, tâm lí và chinh trị. Tuy vậy, còn quá sớm để tuyên bố về số phận của thị trường chứng khoán Trung Quốc, khi mà chính phủ nước này vẫn còn nhiều công cụ để sữa chữa thị trường và ổn định được tâm lý nhà đầu tư. Nói cách khác, cú lao dốc này chỉ nghiêm trọng khi ta tập trung vào nền kinh tế thực của Trung Quốc.

Nhà đầu tư Trung Quốc lo lắng trước những biến động trên thị trường chứng khoán (Nguồn: Google Images)

Có hai vấn đề đã bộc lộ qua vụ suy giảm thị trường chứng khoán hiện tại.

Thứ nhất, câu hỏi cơ bản là vai trò thực tế của thị trường chứng khoán là gì trong nền kinh tế Trung Quốc? Luôn có sự phân biệt rạch ròi giữa thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường chứng khoán phương Tây. Hai thị trường này có nhiều điểm khác biệt cơ bản.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán không chỉ đơn giản là công cụ phân bổ các nguồn tài nguyên quí giá để hỗ trợ cho các tập đoàn được thành lập và phát triển; vai trò chính yếu của nó là một công cụ pháp lý của chính phủ. Theo đó, thị trường chứng khoán là một công cụ để chính phủ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, vốn là một nền tảng trọng yếu cho sức thuyết phục của chính phủ.
Trong những năm gần đây, do thiếu sự giám sát về mặt thể chế, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã trở thành cái máy rút tiền cho các nhóm lợi ích giàu có và đầy quyền lực tại nước này để chuyển lợi nhuận từ túi dân thường sang túi họ. Tham nhũng chính là vấn đề gốc rễ của toàn bộ vụ việc này.

Hiếm khi có công ty Trung Quốc nào phải chịu hình phạt đích đáng cho việc giả số liệu hay hối lộ các quan chức trong Ủy Ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc. Nếu vấn nạn này còn tiếp diễn, sẽ ít có hy vọng cho thị trường chứng khoán Trung Quốc giữ vai trò trong sạch và hiệu quả trong phân luồng tiền đến các nơi thật sự cần.

Chính phủ Trung Quốc sẽ làm gì trong tình thế này? (Nguồn: CNN)

Vấn đề thứ hai là vai trò nhạc trưởng của chính phủ trong sự phát triển kinh tế. Hiện tại, một vấn đề lớn của chính quyền Bắc Kinh là có nên can thiệp vào thị trường chứng khoán hay không và (nếu có) nên can thiệp ở mức độ nào thì hiệu quả. Rõ ràng là thị trường chứng khoán đã phồng to thành bong bóng, nhưng trong thời điểm hiện tại, thị trường vẫn có thể chịu được bong bóng này.

Nếu làm vỡ bong bóng để ngăn hình thành một bong bóng lớn hơn trong tương lai là một giải pháp khôn ngoan, thì liệu chính quyền có thể điều khiển được tốc độ và sự rạn vỡ khó tránh khỏi theo sau đó mà không làm xáo động tâm lý đầu tư? Chúng ta đã được chứng kiến tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư Trung Quốc mấy ngày qua và tâm lý này có thể ảnh hưởng đến các cải cách kinh tế và chính trị của chủ tịch Tập Cận Bình.

Do đó cần nhận thức rõ không được đánh giá quá cao khả năng can thiệp của chính phủ. Suy nghĩ chính quyền có thể chống đỡ cho thị trường chứng khoán nguy hiểm bao nhiêu, thì tư tưởng chính quyền có khả năng điều tiết được tốc độ tăng trưởng và suy giảm của thị trường chứng khoán cũng nguy hiểm không kém.

Các hậu quả về kinh tế và chính trị của cú sốc chứng khoán hiện tại vẫn chưa rõ. Nhưng chắc chắn đây không phải là cái kết cho thị trường chứng khoán Trung Quốc và cũng không phải là chấm dứt cho các cải cách kinh tế của nước này.

Nhà đầu tư Trung Quốc lo lắng trước những biến động trên thị trường chứng khoán (Nguồn: Google Images)

Mặc dù vậy, chính quyền, nhóm hoạch định chính sách và các nhà đầu tư tại Trung Quốc cũng như nhiều nước khác cần rút ra nhiều bài học quí giá từ vụ việc này. Không một quốc gia nào có thể thoát khỏi khủng hoảng tài chính (mà Mỹ là một ví dụ điển hình).

Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Do vậy, chúng ta cần bình tĩnh ứng phó với các cuộc khủng hoảng thông thường. Điều quan trọng là phải hình thành được khả năng quản lý thể chế hiệu quả nhằm đảm bảo một vụ khủng hoảng cục bộ không lan rộng ra hệ thống kinh tế và chính trị.

Khi đó Trung Quốc sẽ không thể chịu nổi một cuộc khủng hoảng lớn như vậy. Nếu chính phủ Trung Quốc không rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng này, “giấc mơ Trung Quốc” cũng sẽ sụp đổ như thị trường chứng khoán hiện tại.

(Theo The Diplomat)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm