Cứ 100 đồng chi tiêu cho tiêu dùng nhanh có 20 đồng dành cho bia

(PLO)- Khi kinh tế phát triển chậm ảnh hưởng đến sức mua thì người dân có xu hướng tập trung tiêu thụ những mặt hàng thiết yếu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 1-12, Công ty MM Mega Market Việt Nam tổ chức hội nghị nhà cung cấp năm 2023.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, nghiên cứu dữ liệu chia sẻ thông tin mang đến cái nhìn tổng quan về thị trường, chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, và phát triển bền vững trong ngành bán lẻ Việt Nam.

Ông Lê Hoàng Long, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen IQ cho biết, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng nên khi tình hình kinh tế thế giới có vấn đề DN Việt bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, trong khó khăn ai trụ được sẽ vươn mình mạnh mẽ hơn và DN Việt nói riêng đang trong quá trình đó.

Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển chậm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, tiêu thụ những mặt hàng thiết yếu.

Điều này thể hiện qua số liệu của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), khi Nielsen IQ đo lường 70 ngành hàng tiêu dùng nhanh, ở 63 tỉnh thành trong mười tháng đầu năm.

Cụ thể, trong giỏ hàng phân bổ mức độ chi tiêu cho thấy người dân chi ra 100 đồng cho FMCG thì 21 đồng chi vào mặt hàng bia. Đây là mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng nhanh tại Việt Nam và bia đóng góp 21,1% tổng chi tiêu FMCG.

Tiếp theo là nước giải khát 19,1%, sữa 13%, thực phẩm 8,7%.

“Nếu quý III tốc độ tiêu thụ đang suy giảm ở tất cả các ngành hàng nhưng sang tháng 10 ngành hàng tiêu dùng nhanh trong đó mặt hàng bia, nước giải khát đang phục hồi tốt gồm cả thực phẩm”- ông Long nói.

tieu-dung-nhanh-nganh-hang.jpg
Bước sang tháng 10, ngành hàng tiêu dùng nhanh trong đó bia nước giải khát dần phục hồi. ẢNH: TÚ UYÊN

Bên cạnh đó, trong kinh tế khó khăn kênh hiện đại là một điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng FMCG ở kênh này là 7,7% so với 2% của kênh tạp hóa.

Đồng thời, theo đo lường của Nielsen IQ tốc độ tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh ở MM Mega Market tăng 8% đã giúp cho hệ thống bán lẻ này tăng thêm thị phần ngành hàng tiêu dùng nhanh thêm 0,4%.

Hơn nữa, mặc dù tất cả các kênh bị áp lực cạnh tranh về giá nhưng kênh hiện đại vẫn tìm được sự tăng trưởng về sản lượng.

Ông Bruno Jousselin, Tổng giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam cho biết, hiện MM Mega Market có 21 siêu thị trên toàn quốc.

Trong chiến lược mở rộng, từ nay đến năm 2028 công ty dự kiến mở rộng mạng lưới phân phối, nâng tổng số trung tâm phân phối trên toàn quốc lên 59 và tập trung vào mô hình đại siêu thị và siêu thị thực phẩm.

Đáng chú ý công ty hiện đang xúc tiến dự án trung tâm phức hợp đầu tiên với vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD tại thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, với chiến lược trọng điểm trong cuộc đua số hóa và phát triển mô hình bán hàng đa kênh, năm 2023 công ty ghi nhận số lượng người dùng “đi chợ” trực tuyến tăng mạnh.

Trong đó, doanh thu từ khách hàng hộ gia đình trên website MM Click&Get tăng 73%, khách hàng doanh nghiệp qua sàn thương mại điện tử MMPro tăng 471%. Qua đó, cho thấy xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm