“Khi Thông tư 15/2015 về tổ chức lễ hội (có hiệu lực kể từ 5-2-2016), trong đó bỏ các lễ hội mang hình ảnh man rợ thì địa phương cũng đã họp những người lớn tuổ i để lấy ý kiến. Tuy nhiên, những người lớn tuổi tại địa phương không đồng ý vì theo họ như vậy là lừa dối thần linh” - ông Thoại nói. Do vậy theo ông Thoại, để giữ nét truyền thống mà không gây phản cảm, địa phươngv ẫn tổ chức lễ hội đâm trâu nhưng tái hiện việc đâm trâu bằng nghi lễ nhảy múa tượng trưng. Việc đâm trâu có thể sẽ được thực hiện ở nơi kín đáo hơn.
Lễ hội gồm ba phần với các nghi lễ như cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, liên hoan văn hóa cồng chiêng… Đặc biệt , UBND huyện Buôn Đôn sẽ huy động khoảng 18 con voi để tổ chức hội thi voi chạy, bơi, đá bóng; tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Trước đó, lễ hội hằng năm UBND huyện đều tổ chức đâm trâu để dâng lên Giàng (trời) và các đấng thần linh( ảnh). Vì theo quan niệm của người đồng bào thiểu số ởT ây Nguyên khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, không bị “chết xấu” , mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no.
Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14-3 tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Ana.