Đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm để hủy quyết định giám đốc thẩm vụ đánh đoàn kiểm tra phòng, chống dịch

(PLO)- VKSND Cấp cao tại TP.HCM đề nghị VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, hủy quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM vụ thành viên đoàn kiểm tra phòng, chống dịch bị đánh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 12-7, VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã có báo cáo, đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét và kháng nghị đối với Quyết định giám đốc thẩm số 02/2023/HS-GĐT ngày 10-3-2023 của TAND Cấp cao tại TP.HCM.

VKSND Cấp cao tại TP.HCM đề nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Đức Trọng, bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng và quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM để điều tra lại vụ chống người thi hành công vụ xảy ra hồi tháng 7-2021 tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.

Bị cáo Vũ Tiến Minh (phải) tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh cắt từ clip)

Bị cáo Vũ Tiến Minh (phải) tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh cắt từ clip)

Đề nghị xem lại tính hợp pháp của đoàn kiểm tra liên ngành

Căn cứ để VKSND Cấp cao tại TP.HCM đề nghị VKSND Tối cao kháng nghị là “trong khi xét xử, các cấp tòa đã vận dụng Quyết định 1076/QĐ-UBND xác định tính hợp pháp của đoàn kiểm tra liên ngành ngày 4-7-2021 là chưa phù hợp”.

VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng nêu rằng nếu căn cứ Quyết định 1076/QĐ-UBND thì chỉ có ông Nguyễn Đức Triệu (Trưởng phòng Y tế huyện) là người thi hành công vụ với tư cách trưởng đoàn, những người còn lại không có tên trong đoàn kiểm tra theo quy định.

Một trong những căn cứ khác là việc ngày 4-7-2021, ông Triệu cho biết đã sử dụng mạng xã hội Zalo để nhắn tin triệu tập thành viên đoàn kiểm tra. Việc này, cơ quan điều tra chưa làm rõ ông Triệu nhắn tin cho ai, có nhắn tin cho lãnh đạo các cơ quan chuyên môn hay nhắn tin trực tiếp cho các thành viên trong đoàn.

Ngoài ra, việc ông Triệu đã chỉ đạo bà Nguyễn Hoàng Phương Thảo (chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đức Trọng) cất giấu bảng tên trước khi vào quay phim, chụp ảnh là không đúng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 208/2013 quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Cất bảng tên khi “thi hành công vụ”

Như tin đã đưa, vụ việc xảy ra vào chiều 4-7-2021. Khi đó, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Đức Trọng do ông Nguyễn Đức Triệu, Trưởng phòng Y tế huyện, làm trưởng đoàn cùng các thành viên đi kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tại quán ăn Linh Nhi ở thị trấn Liên Nghĩa, đoàn phát hiện hai ô tô đang đậu trước quán, bên trong có chín người đang ngồi ăn uống.

Lúc này, bà Nguyễn Hoàng Phương Thảo, chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đức Trọng, dùng điện thoại di động quay phim lại việc chín người trên đang ăn uống. Người thân của chủ quán là ông Vũ Tiến Minh liền đến trình bày những người đang ngồi ăn cơm là người trong gia đình với nhau.

Do hình ảnh bị mờ nên ông Triệu bảo bà Thảo quay hình lại. Bà Thảo đến bàn của ông Minh để quay thì ông Minh đi đến bàn làm việc của đoàn hỏi lý do quay phim, chụp ảnh mà không xin phép. Cùng lúc, ông Minh cầm một chiếc ghế đập về phía bà Thảo, bà Thảo tránh được khiến chiếc ghế va chạm vào tường rồi văng vào cổ tay làm chiếc điện thoại rơi xuống nền nhà.

Đoàn kiểm tra điện thoại rồi báo công an huyện đến giải quyết vụ việc. Ông Minh bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.•

Tòa cấp cao từng bác kháng nghị

Bị cáo Minh bị TAND huyện Đức Trọng phạt 30 tháng tù nên kháng cáo kêu oan. Ngày 31-8-2022, TAND tỉnh Lâm Đồng xử phúc thẩm, không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ngày 22-12-2022, VKSND Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại. Ngày 10-3-2023, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm, tuyên không chấp nhận kháng nghị.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm