Khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông nếu đảm bảo an toàn

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, địa bàn Hà Nội có quy hoạch tám tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài hơn 400 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 40 tỉ USD. Để giải quyết triệt để ùn tắc giao thông thì phải có hệ thống giao thông đồng bộ. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và nợ công đang ở mức cao thì cần huy động các phương án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên nguồn lực nội địa để đầu tư.

Khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông nếu đảm bảo an toàn ảnh 1
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn gặp khó khăn dù công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị đã hoàn thành 99%.

Trong đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông, UBND TP Hà Nội tích cực thực hiện công tác chuẩn bị tiếp nhận vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Tuy nhiên, dự án có nhiều vướng mắc, bị chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện gây bức xúc trong dư luận.

Phó Thủ tướng yêu cầu tổng thầu khẩn trương thực hiện đúng quy định về hồ sơ thiết kế dự án được duyệt, cung cấp đầy đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống để đủ điều kiện chứng nhận an toàn hệ thống theo đúng quy định.

Bộ trưởng Bộ GTVT tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ; đồng thời cùng chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội, tổng thầu, tư vấn tập trung hoàn thiện việc đánh giá chất lượng và thủ tục hoàn thành dự án theo đúng quy định pháp luật.

Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước phối hợp với tư vấn sớm đánh giá kết luận nghiệm thu công trình theo đúng quy định. “Đưa vào khai thác trong năm 2019 nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…” -Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng Bộ GTVT tải làm việc với chủ đầu tư, tổng thầu, tư vấn rà soát để đẩy nhanh việc chứng nhận an toàn hệ thống và có đủ các điều kiện theo đúng quy định để đưa dự án vào khai thác, bảo đảm sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.

Với dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội, Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của TP, tuy nhiên cần tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2021. Do dự án phải điều chỉnh, vì vậy Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, xử lý, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, bổ sung hiệp định vay kịp thời và theo đúng quy định pháp luật.

Với dự án đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội thực hiện trình tự, thủ tục về điều chỉnh dự án theo đúng quy định.

Bộ VH-TT&DL, Bộ Tư pháp khẩn trương có ý kiến bằng văn bản về phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9 để UBND TP Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì họp về kế hoạch thực hiện và trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) Yên Viên - Ngọc Hồi.

Đối với các dự án giao thông trọng điểm khác, Phó Thủ tướng yêu cầu TP Hà Nội, Bộ GTVT tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

(PLO)- Nhằm áp dụng rộng rãi cho các dự án trọng điểm đang được thực hiện tại TP.HCM, UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến hướng dẫn việc thực hiện một số công việc trong quá trình chuẩn bị dự án, GPMB tương tự cơ chế như đã thực hiện với dự án đường vành đai 3.