Đoàn sinh viên Trường Đại học Cần Thơ tham quan VWS

(PLO)- Gần 60 sinh viên của Trường ĐH Cần Thơ đã đến tham quan, trải nghiệm thực tế tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chào đón đoàn sinh viên, ông Kevin Moore, Giám đốc Điều hành Công ty VWS đã giới thiệu về quá trình thành lập và quy trình xử lý chất thải tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM), như: nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy thu và phát điện từ khí gas của bãi chôn lấp, nhà máy tái chế...

Ông Kevin Moore đang giới thiệu quá trình khai phá, xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước cách đây gần 20 năm.jpg
Ông Kevin Moore đang giới thiệu quá trình khai phá, xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước cách đây gần 20 năm.

Hiện mỗi ngày, Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước tiếp nhận và xử lý khoảng 6.000-7000 tấn rác cho thành phố theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh của Mỹ. Lượng rác VWS xử lý mỗi ngày chiếm khoảng 70% tổng lượng rác thải của TP.HCM. Một phần quan trọng trong việc xử lý rác của VWS là tái chế rác thành các sản phẩm như phân compost, phát điện…

Chịu trách nhiệm quản lý, dẫn dắt đoàn sinh viên, giảng viên Phan Thanh Thuận, Ngành Kỹ thuật môi trường - Trường ĐH Cần Thơ cho biết mục đích của chuyến tham quan nhằm giúp các sinh viên có cái nhìn thực tế, thấu đáo hơn về các công trình, quy trình xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, nước rỉ rác… phục vụ cho ngành học cũng như nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành.

Sinh viên ĐH Cần Thơ tham quan nhà máy phát điện từ khí gas thu hồi được của bãi chôn lấp.jpg
Sinh viên ĐH Cần Thơ tham quan nhà máy phát điện từ khí gas thu hồi được của bãi chôn lấp.

Trong nhiều năm qua, Trường ĐH Cần Thơ đã nhiều lần phối hợp cùng VWS đưa sinh viên đến học hỏi, trải nghiệm, trong đó ít nhất mỗi khoá, sinh viên sẽ được đi tham quan VWS một lần. Theo tôi, VWS rất hiện đại, mặc dù đây là một công ty xử lý chất thải rác nhưng với công nghệ cao, nên họ đã kiểm soát rất tốt về mùi cũng như các quy trình xử lý các nguồn thải…,” giảng viên Phan Thanh Thuận nhấn mạnh.

Sau khi tham quan, bạn Trần Nguyễn Phương Thuỳ, sinh viên năm 2 - Ngành Kỹ thuật môi trường chia sẻ bản thân cảm thấy rất vui khi được tham quan VWS, có rất nhiều kiến thức mới vì lần tham quan này nằm trong học phần Thực tập giáo trình của ngành học.

Khi đến VWS, em được học hỏi, hiểu rõ hơn về nhiều phần kiến thức rất mới phục vụ rất tốt cho ngành học. Buổi tham quan hôm nay vượt xa sự mong đợi của em, VWS thật sự là nơi đến lý tưởng của sinh viên, có rất nhiều điều hay và thú vị. Em mong sẽ được trở lại đây thêm nhiều lần hơn, áp dụng kiến thức đã tiếp thu trực tiếp để vận dụng vào ngành học, giúp bảo vệ môi trường. Em rất cảm ơn nhà trường và VWS đã tạo cơ hội để chúng em có chuyến tham quan vô cùng ý nghĩa này”, Phương Thuỳ vui vẻ nói.

Đoàn sinh viên chụp hình lưu niệm với BGĐ Công ty VWS.jpg
Đoàn sinh viên chụp hình lưu niệm với BGĐ Công ty VWS.

Bà Huỳnh Lan Phương, Phó Tổng giám đốc VWS cho biết trong nhiều năm qua, VWS luôn tiên phong và tự tin là công ty về môi trường đầu tiên ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thu hút các bạn trẻ, học sinh sinh viên, các đơn vị đến tham quan và trải nghiệm thực tế.

"Công ty VWS luôn trân trọng, mở cửa chào đón các bạn trẻ từ học sinh tiểu học, THCS, THPT đến các sinh viên đại học của Việt Nam và quốc tế, các đoàn viên thanh niên, các đơn vị đến tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế, tìm hiểu quy trình xử lý rác. Qua đó, chúng tôi mong rằng mô hình của VWS sẽ được nhân rộng để người dân có cái nhìn thấu đáo hơn về bảo vệ môi trường, nhất là học sinh sinh viên… vì các bạn là mầm non tương lai của đất nước. Được biết, đầu năm 2025, Việt Nam chúng ta sẽ áp dụng bắt buộc việc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Tôi mong rằng việc triển khai và thực hiện sẽ đạt hiệu quả trong thời gian sớm nhất để cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống", bà Phương bày tỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm