Đừng vì sinh kế mà bỏ bê con cái

(PLO)- Đó là thông điệp mà phiên tòa giả định truyền tải đến những người tham dự; còn những người tham dự thì mong rằng chương trình mang tính giáo dục này ngày càng phổ biến hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường An Phú (TP Thủ Đức) phối hợp cùng Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức phiên toà giả định xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại khu dân cư phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Phiên tòa giả định nhằm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các hội viên và người dân. Ảnh: TRẦN LINH

Phiên tòa giả định nhằm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các hội viên và người dân. Ảnh: TRẦN LINH

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em, cho biết mục đích của phiên tòa giả định nhằm tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các hội viên và người dân; tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống xâm hại và bạo lực trẻ em.

Rất đông người dân đã đến tham dự phiên toà giả định. Nhiều sự quan tâm dành cho vấn đề nóng, mang đậm tính thời sự mà phiên toà xét xử. Đồng thời, nhiều phát biểu gửi gắm, mong muốn mô hình này ngày càng được nhân rộng nhằm phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp nhân dân.

Nội dung của phiên toà giả định được lấy từ những tình huống xảy ra thực tế ngoài xã hội, vấn đề gây xôn xao dư luận suốt thời gian qua: bạo hành trẻ em.

Câu chuyện được thể hiện qua phiên tòa giả định như sau: hai vợ chồng sau khi ly hôn thì con gái (sinh năm 2005) sống với mẹ. Người mẹ chung sống với người tình (tên Nam), khi đi làm hay nhờ chăm sóc con.

Nhiều sự quan tâm dành cho vấn đề nóng, mang đậm tính thời sự mà phiên toà xét xử. Ảnh: TRẦN LINH

Nhiều sự quan tâm dành cho vấn đề nóng, mang đậm tính thời sự mà phiên toà xét xử. Ảnh: TRẦN LINH

Nam nhiều lần gây thương tích cho bé gái bằng tay, chổi, cây lau nhà; đánh vào mặt, lưng và chân bé. Nam buộc bé nói dối rằng những vết thương là do bé tự té ngã.

Nghiêm trọng hơn, vào ngày 10-12-2021, Nam yêu cầu bé giặt đồ cho Nam. Sau đó, Nam nói bé giặt đồ không sạch và chửi mắng. Nam tát mạnh vào mặt làm bé té ngã. Nam đưa bé đi cấp cứu và nói với bác sĩ là bé tự ngã.

Sự việc chỉ được phát giác khi cô giáo thấy bé có nhiều vết thương trên cơ thể, có biểu hiện bị bị bạo hành nên báo công an. Nam bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS 2015, bị phạt 3 năm 6 tháng tù.

Thông qua phiên tòa giả định, người tham dự biết được rằng bạo hành đối với trẻ em sẽ để lại hậu quả rất nặng nề; hành vi xem thường tính mạng, sức khoẻ của người khác, xem thường pháp luật sẽ chịu hình phạt nghiêm nhằm răn đe và phòng ngừa chung cho xã hội.

Ông Trần Nhất Tâm (73 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường An Phú). Ảnh: TRẦN LINH

Ông Trần Nhất Tâm (73 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường An Phú). Ảnh: TRẦN LINH

Dù tình cảm không còn tốt đẹp thì cũng phải quan tâm con cái

Tham gia vai diễn thẩm phán trong phiên tòa giả định, luật sư Cồ Lê Huy (Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho biết: Chúng tôi muốn truyền thông điệp đến các bậc phụ huynh rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tình cảm gia đình không còn tốt đẹp thì cũng phải để ý, quan tâm đến con cái. Các cháu bé là đối tượng dễ tổn thương nhất. Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân, hội phụ nữ, cũng như các ban ngành đoàn thể hãy luôn lắng nghe, bảo vệ trẻ em trước những hành vi vi phạm pháp luật.

Có mặt từ rất sớm, ông Trần Nhất Tâm (73 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường An Phú) cho biết rất hoan nghênh những chương trình giàu tính giáo dục như thế này.

“Phiên toà hôm nay rất thực tế, súc tích, tuyên truyền đến nhiều người dân hiểu rõ hơn về quy định pháp luật. Nội dung vụ án cũng là bài học cho các bậc làm cha, làm mẹ vì sinh kế mà bỏ bê con cái. Tôi sẽ tuyên truyền lại cho các hội viên, cũng như mọi người xung quanh về những kiến thức rất bổ ích này" - ông Tâm cho biết.

Chị Nguyễn Phương Thảo, khu phố 5, phường An Phú chia sẻ sau khi xem xong phiên tòa: "Trước giờ tôi coi trên tivi nên cũng phần nào hình dung được về một phiên toà. Hôm nay thì tôi càng hiểu rõ hơn, cụ thể hơn cách tổ chức phiên toà. Về nội dung, đúng như lúc nãy vị thẩm phán có nói, đó là người lớn phải dành sự quan tâm đối với con trẻ thường xuyên, để thấu hiểu tâm tình của trẻ, cũng như nắm bắt kịp thời những thay đổi bất thường. Tôi mong những chương trình giáo dục như thế này được ngày càng phổ biến hơn".

"Mình dự để hiểu, để còn truyền đạt lại trong gia đình mình"

Sau buổi tập yoga, chị Hoàng Kim cùng các hội viên CLB Yoga đến tham dự phiên toà giả định. Chị Kim hào hứng chia sẻ: "Khi chúng tôi biết đến chương trình phiên toà giả định này, thấy rất hay nên mọi người dặn nhau mang sẵn đồ đi thay, để khi tập xong thì có thể nhanh chóng đến.

Tôi thấy chương trình này rất cụ thể, thực tế, đúng ngay những vấn đề đang rất nóng của xã hội. Mình tham dự, mình biết, mình hiểu thêm các quy định pháp luật, để rồi về truyền đạt lại không chỉ cho bạn bè, các hội viên mà còn là chính trong gia đình mình nữa".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm