Đường quốc lộ xuống cấp, tỉnh xin dùng ngân sách địa phương cải tạo được không?

(PLO)- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho rằng nếu địa phương bố trí được nguồn vốn để cùng Trung ương nâng cấp các tuyến quốc lộ là rất cần thiết và phù hợp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 7-6, Quốc hội (QH) đã chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, người cuối cùng trong số bốn tư lệnh ngành đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Nêu câu hỏi với Bộ trưởng GTVT, đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) cho hay hiện nay trên cả nước có nhiều tuyến đường Quốc lộ xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Điều này đã gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng.

“Các tuyến đường này đều do Bộ GTVT quản lý. Nhiều tỉnh đề xuất dùng ngân sách đầu tư đường sau đó bàn giao Trung ương và Bộ GTVT quản lý. Xin hỏi quan điểm Bộ trưởng đối với vấn đề này như thế nào” - ĐB Mạnh đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: QH

Trả lời, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho hay theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Giao thông Đường bộ thì các tuyến đường cao tốc, Quốc lộ thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT, các tuyến đường cấp thấp hơn thuộc trách nhiệm của địa phương.

Do nguồn lực ngân sách có hạn nên không thể cải tạo, nâng cấp tất cả tuyến đường xuống cấp. Số tiền một năm Bộ GTVT được giao chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo, nâng cấp lại các tuyến đường hiện có.

“Cụ thể, nhu cầu của cả nước là khoảng 462.000 tỉ nhưng chỉ được bố trí khoảng 366.000 tỉ. Số tiền này đã lớn rồi nhưng không đáp ứng được hết nhu cầu thực tế. Hiện chúng ta có hơn 25.000 km đường Quốc lộ.

Trong bối cảnh đó, nếu địa phương bố trí được vốn để cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ xuống cấp thì rất cần thiết" - ông Thắng nói.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Bộ trưởng GTVT chia sẻ có nhiều địa phương đề nghị việc này và Bộ đã báo cáo Chính phủ. Chính phủ đã trình QH và Ủy ban Thường vụ QH cho phép thí điểm giao địa phương thực hiện trong lúc chờ sửa luật.

“QH ban hành Nghị quyết cho phép địa phương dùng ngân sách tham gia xây dựng Quốc lộ và cao tốc. Chính phủ đã có tờ trình Uỷ ban Thường vụ QH và QH. Bộ cũng đưa nội dung này vào dự thảo sửa Luật Giao thông đường bộ dự kiến trình kỳ họp 6, thông qua tại kỳ họp 7” - ông Thắng nói.

Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) về việc đầu tư mở rộng cầu Như Nguyệt (thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) và cầu Xương Giang, ông Thắng cho hay hiện Bắc Giang quyết tâm giành nguồn vốn đầu tư cầu Như Nguyệt. Đối với cầu Xương Giang, vừa qua Thủ tướng làm việc với Bắc Giang cũng được tỉnh đề nghị nhiều.

“Quá trình tham mưu cho Thủ tướng, chúng tôi thấy cần thiết làm. Đầu tiên tính sử dụng vốn ODA nhưng chưa được” - ông Thắng nói.

Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đặt vấn đề cầu Như Nguyệt trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang thuộc Trung ương và Bộ GTVT quản lý. “Tuy nhiên Bộ trưởng trả lời là Thủ tướng và Chính phủ giao được cho Bắc Giang, mà khi trả lời ĐB Nguyễn Văn Mạnh, Bộ trưởng lại bảo chờ Thường vụ QH và QH là thế nào?” - Chủ tịch QH nêu câu hỏi.

Ông phân tích cầu Như Nguyệt thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang vì thế trách nhiệm là của ngân sách Trung ương nhưng vì sao lại giao được cho địa phương làm.

“Tại sao những chỗ khác như ĐB Mạnh nói lại phải đi chờ Uỷ ban Thường vụ QH và QH. Tôi đề nghị Bộ trưởng quan tâm trả lời câu hỏi, thắc mắc này của tôi” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm