Gia Lai: Công trình thủy lợi 3000 tỉ làm 17 năm chưa xong

(PLO)- Công trình thủy lợi La Mơ hơn 3.000 tỉ đồng được phê duyệt và triển khai đến nay đã 17 năm nhưng vùng tưới 4.700 ha dưới chân đập vẫn là đất rừng. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Công trình thủy lợi Ia Mơ (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, Gia Lai) được triển khai 17 năm nay, thực hiện tích nước từ năm 2017. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa quy hoạch xong vùng tưới - Hiện còn hơn 4.700 ha đất rừng từ nhiên là vùng quy hoạch tưới nước của công trình.

Cách đây 3 năm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng đến thăm công trình này và thốt lên: "Vì sao quy hoạch tưới nước vào rừng?”.

Khi nói về các công trình gây lãng phí trong chương trình nghị sự gần đây, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại: “Ở Gia Lai, công trình thủy lợi La Mơ hơn 3.000 tỉ làm xong từ lâu vẫn không tưới được thì trách nhiệm của ai? Đấy là lãng phí nhiều hay ít? Nguyên nhân là dưới hạ lưu là đất rừng. Không biết lúc khảo sát làm thế nào?”.

Tại Gia Lai, hệ thống kênh nhánh thủy lợi Ia Mơ mới được xây dựng 10 km. Hiện tại do vướng đất rừng nên hàng ngàn ha đất vẫn chưa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Tại Gia Lai, hệ thống kênh nhánh thủy lợi Ia Mơ mới được xây dựng 10 km. Hiện tại do vướng đất rừng nên hàng ngàn ha đất vẫn chưa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Nói về việc chậm trễ ở công trình này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Lê Minh Hoan bày tỏ: "Bộ thừa nhận, không thoái thác trách nhiệm, sự chậm trễ này một phần ảnh hưởng kinh tế địa phương”.

Theo ông Hoan, công trình này dự kiến cho hơn 12.000 ha ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Ông cũng cho rằng, thật khó lý giải vì sao tỉnh Đắk Lắk có 4.000 ha ở rất xa công trình nhưng đã chuyển đổi xong đất rừng sang đất nông nghiệp và từng bước đi vào sản xuất, nhưng ở Gia Lai, vùng tưới ngay dưới chân đập vẫn còn khát nước.

Ông Hoan cho biết, để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi đất rừng, bộ sẽ thành lập đoàn công tác vào Gia Lai kiểm tra. Đồng thời, đề nghị tỉnh Gia Lai làm “chủ công” tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ xem xét chuyển đổi hơn 4.700 ha rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp.

Vùng đất làng Klăh ngay dưới chân đập thủy lợi Ia Mơ khô khát vào mùa khô do thiếu nước. Mỗi năm người dân chỉ làm được 1 vụ lúa nhờ trời mưa.

Vùng đất làng Klăh ngay dưới chân đập thủy lợi Ia Mơ khô khát vào mùa khô do thiếu nước. Mỗi năm người dân chỉ làm được 1 vụ lúa nhờ trời mưa.

Tại địa phương, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao có câu chuyện chậm trễ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới trong nhiều năm qua? PV đã nhiều lần liên hệ với Sở NN&PTNT nhưng sở này né tránh, chưa cung cấp thông tin.

Theo một lãnh đạo sở này, do vụ việc đang được một đoàn của Bộ NN&PTNT vào kiểm tra nên chưa thể cung cấp thông tin, sợ không thống nhất về nội dung.

Trong đợt tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai bày tỏ mong muốn Chính phủ sớm cho phép chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp để người dân và địa phương thuận lợi phát triển kinh tế.

Theo ông Niên, lâu nay do thời gian thực hiện công trình kéo dài, nhiều bộ luật, nghị định và các chính sách thay đổi nên nhiều diện tích rừng tự nhiên chưa thể chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Đến nay, còn hơn 4.757 ha rừng tự nhiên cần phải chuyển đổi.

Năm 2020, HĐND tỉnh Gia Lai đã rà soát, điều chỉnh lại 3 loại rừng, trong đó đưa toàn bộ diện tích vùng tưới ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp làm căn cứ để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, UBND tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Bộ NN&PTNT.

“Do đó, đề nghị Trung ương, Chính phủ cho phép tỉnh áp dụng quy định dự án đang triển khai nhưng phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 7, điều 1, nghị định số 02/2020 hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia” - ông Niên cho hay.

Về việc chuyển đổi đất rừng theo nguyện vọng của tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT xem xét, có đề xuất hợp lý để thực hiện sớm, tránh lãng phí.

Công trình đập thủy lợi Ia Mơ 3.000 tỉ đồng, tích nước từ năm 2017, dung tích lòng hồ gần 180 triệu m3. Sau nhiều năm tích nước thành công, vùng tưới vẫn còn hơn 4.700 ha đất rừng tự nhiên chưa được chuyển đổi mục đích. Dân vùng hạ du trông ngóng nước từng ngày.

Công trình đập thủy lợi Ia Mơ 3.000 tỉ đồng, tích nước từ năm 2017, dung tích lòng hồ gần 180 triệu m3. Sau nhiều năm tích nước thành công, vùng tưới vẫn còn hơn 4.700 ha đất rừng tự nhiên chưa được chuyển đổi mục đích. Dân vùng hạ du trông ngóng nước từng ngày.

Năm 2005, công trình thủy lợi Ia Mơ được phê duyệt đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng. Dự kiến cấp nước tưới cho hơn 12.000 ha đất canh tác, nước sinh hoạt cho 50.000 người, kết hợp giảm lũ hạ du, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Năm 2017, đập thủy lợi Ia Mơ hoàn thành, chặn dòng tích nước, có dung tích gần 180 triệu m3, diện tích mặt nước 2.800 ha. Công trình do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm