Giá thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn các nước 7 lần, đề nghị đánh thuế hỗn hợp

(PLO)- Theo sức mua tương đương, một số nước có giá bán lẻ cao từ 4,3-7,1 lần so với thuốc lá tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-3, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Vital Strategies công bố báo cáo “Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.

TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam đã có nhiều chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá.

Tuy nhiên, sau những lần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, tác động giảm tỉ lệ người hút thuốc còn hạn chế. Nguyên nhân một phần do thu nhập của người dân được cải thiện, chi tiêu cho thuốc lá còn nhỏ so với thu nhập và mức tăng thuế chưa đủ lớn.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM), hiện nay thuế suất TTĐB áp dụng theo tỉ lệ % của giá xuất xưởng thuốc lá khiến giá bán lẻ thuốc lá Việt Nam rất thấp so với nhiều nước.

Theo sức mua tương đương, một số nước có giá thuốc lá bán lẻ cao từ 4,3-7,1 lần so với thuốc lá Việt Nam.

Do đó, Việt Nam cần cân nhắc chuyển sang áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tức là áp dụng cả thuế tuyệt đối và thuế tương đối.

thuoc-la-Viet.jpg
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo. ẢNH: TÚ UYÊN

Theo ông Dương, áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá là cách tiếp cận thực tế ở nhiều quốc gia, đã mang lại hiệu quả khiến người tiêu dùng phải cân nhắc hơn về chi phí tiêu dùng thuốc lá.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cân nhắc lựa chọn giá cơ sở cao hơn để tính thuế TTĐB thay vì giá xuất xưởng.

“Nếu các nội dung này được tiếp thu đồng thời trong cơ chế thuế TTĐB đối với thuốc lá, tác động giảm tiêu dùng thuốc lá có thể lớn hơn và bền vững hơn”-ông Dương nói.

Ngoài ra, nhà nước cũng cần cân nhắc những phương án tăng thuế TTĐB hữu hiệu hơn để trực tiếp phục vụ mục tiêu giảm tỉ lệ hút thuốc lá và các chương trình, sáng kiến hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Báo cáo nghiên cứu của CIEM đã mô phỏng tác động của chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá và chi chuyển giao từ ngân sách nhà nước đối với các cá nhân và hộ gia đình, dựa trên số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê.

Kết quả mô phỏng với các kịch bản đều cho thấy tăng thu ngân sách từ thuế TTĐB thuốc lá có thể giúp bổ sung nguồn lực tài chính để đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong đó có chi hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em nghèo, chi chăm sóc sức khỏe và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người nghèo.

Theo địa phương, TP.HCM có mức tăng thu ngân sách lớn nhất từ điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá, có thể đạt tới 6,9 tỉ đồng/tháng. Hà Nội và Bình Dương có thể đạt tương ứng 4,9 tỉ đồng/tháng và 4,4 tỉ đồng/tháng.

Nếu cho phép sử dụng nguồn tăng thu từ thuế TTĐB thuốc lá, một số địa phương như TP.HCM có thể chi linh hoạt hơn để phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

(PLO)- Nhiều chia sẻ sát thực tế được đánh giá cao tại Hội thảo “Khu vực Đông Nam Bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”.

Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục có các biện pháp kích cầu tiêu dùng

50% doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay

(PLO)- Để hỗ trợ doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong các quý tiếp theo, 50,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.