Giám đốc công an Đồng Nai: 'Lừa đảo trên mạng chỉ 5 phút là không còn gì'

(PLO)- Theo giám đốc công an Đồng Nai, cầm đầu các đường dây lừa đảo công nghệ cao là người nước ngoài, chỉ khoảng 3 phút tiền đã chuyển sang các cái tài khoản khác và 5 phút là không còn gì. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 17-7, Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại buổi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Nga cho rằng: Thời gian gần đây, các loại tội phạm ngân hàng, tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng tinh vi mặc dù các cơ quan chức năng đã tuyên truyền, cảnh báo người dân thực tế số vụ vẫn tăng cao gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản và khiến người dân bức xúc. Đề nghị Giám đốc Công an tỉnh báo cáo công tác đấu tranh, phòng ngừa đối với các loại tội phạm ?.

Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua công an tỉnh Đồng Nai đã có nhiều công tác điều tra, phòng ngừa, phát hiện các loại tội phạm công nghệ cao. Đây là câu chuyện gây rất nhiều khó khăn cho cho lực lượng công an trên nhiều tỉnh thành trên cả nước, đây là những câu chuyện nhức nhối.

Riêng thời gian qua về lĩnh vực tài chính Ngân hàng đã Công an Đồng Nai xử lý 4 vụ với 13 bị can tổng số tiền 1.034 tỉ đồng. Đối với lừa đảo trên không gian mạng theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm nay Công an đã tiếp nhận 125 vụ với với 324 tỉ đồng.

"Đây là số tiền rất lớn chưa kể chúng tôi phát hiện, chủ động ngăn chặn hàng trăm vụ việc chuyển tiền qua tài khoản bằng các phương thức khác nhau", Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Đại tá Nguyễn Hồng Phong cùng cho rằng, qua điều tra nhận thấy công tác tuyên truyền của chúng ta vẫn còn chưa đúng.

giám đốc công an Đồng Nai.jpg
Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: VŨ HỘI.

Cụ thể, phương thức nổi lên hiện nay là việc tuyển dụng cấp các quyền về kinh doanh để buôn bán qua mạng và tội phạm tiếp cận chủ yếu công nhân, các bạn học sinh tuy tiền không nhiều nhưng lại gây bức xúc chiếm đến 44 %. Nhóm tội phạm lợi dụng cái sơ hở của người sử dụng các mạng xã hội xâm nhập bằng các cái mã độc vào các tài khoản, tỉ lệ này là chiếm đến 18 %, gọi điện giả danh các cơ quan chức năng để lừa đảo và lợi dụng các cái công ty chứng khoán lừa đảo với tỉ lệ là 13 %.

"Nhóm tội phạm tập trung vào những người mới sử dụng khoa học công nghệ, mới cài đặt các cái thiết bị, cài đặt các tài khoản ngân hàng nhận tiền lương. Một số người bị thiệt hại không lớn cho nên họ ngại báo cơ quan chức năng, rồi báo không biết có tìm được không. Có một số vụ lừa đảo số tiền lớn nhưng lại không muốn cung cấp thông tin cho cơ quan công an", Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thông tin thêm.

Trả lời câu hỏi này của đại biểu Hồ Sỹ Tiến về tỷ lệ phá án thành công trong loại tội phạm này lại rất thấp và khó thu hồi số tiền bị lừa? Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nhận định, cầm đầu các đường dây lừa đảo này là người nước ngoài, hoạt động ở địa bàn nước ngoài còn thực hiện là người Việt Nam. Loại tội phạm này có kịch bản hết sức rõ ràng, sử dụng môi trường không gian mạng và hàng nghìn tài khoản liên kết với nhau cho nên chỉ khoảng 3 đến 5 phút tiền đã chuyển sang các cái tài khoản khác và mua tất cả sang tiền điện tử, cái thiết bị trên các sàn giao dịch điện tử, mua qua cái BitCons....

"Nếu mà một vụ trộm cắp chúng tôi còn có một hai tiếng để đến hiện trường thì ở trên không gian mạng này không hề có dấu vết, trong đó người bị hại báo thì cũng phải mất 3-4 tiếng sau mới báo. Khi hỏi bị hại liên hệ với ai thì lại không biết, chuyển tiền như thế nào thì ấp úng không nhớ chuyển như thế nào, phải mất nhiều ngày sau bắt đầu cung cấp thông tin rất nhỏ giọt. Trong khi trên môi trường mạng chỉ 5 phút là không còn gì nữa rồi", Đại tá Nguyễn Hồng Phong nói thêm.

Ngoài ra, đại tá Nguyễn Hồng Phong còn cho biết, để mà tìm được cái số định danh, cái số điện thoại, cái tài khoản Zalo này của ai cũng phải mất vài ngày đến cả tuần, thậm chí các công ty đa quốc gia các cái công ty Tiktok đó họ cũng không phối hợp do đó rất khó tìm, khi tìm được tài khoản Facebook này thì đã lập tài khoản Facebook khác.

"Còn cái con số là tỷ lệ điều tra, khám phá chỉ đạt 5 % thì tôi sẽ kiểm tra lại xem ở đơn vị nào mà có cái giải pháp rất quyết liệt về cái việc này. Tôi cũng mới nhận được vụ nhưng sẽ cùng lắng nghe, phân tích thật kỹ lưỡng và chúng ta cũng nhận thấy một vấn đề là người dân và ngay kể cả cán bộ, đảng viên chúng ta còn khá thờ ơ trong cái việc bảo vệ cái dữ liệu cá nhân của mình cho nên cung cấp một cách rất dễ dàng". Đại tá Phong nhận định,

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai mong muốn người dân luôn nhớ đến khẩu hiệu "4 không 2 phải" tức là đầu tiên là không sợ khi nhận điện thoại lạ đe dọa là công an, viện kiểm sát... không tham, không kết bạn với người lạ và không chuyển khoản, nếu không biết rõ giao tiếp là ai và 2 phải tức là phải cảnh giác và phải trình báo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm