Giao quyền chọn sách giáo khoa cho trường: Sáng tạo hay bất cập?

(PLO)- Nhiều bạn đọc cho rằng Dự thảo mới của Bộ GD&ĐT giao quyền chọn sách giáo khoa cho thầy cô là cơ hội để thầy cô sáng tạo, thoát khỏi lối mòn cũ. Tuy nhiên, một số bạn đọc không ủng hộ vì bất cập cho phụ huynh và học sinh. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết: “Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc giao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường” về nội dung Dự thảo mới của Bộ GD-ĐT quy định mỗi nhà trường sẽ thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và toàn bộ giáo viên môn học cùng tham gia chọn lựa. Thông tư được áp dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Nói về vấn đề này, nhiều bạn đọc đồng tình, cho rằng đây là cơ hội để thầy và trò sáng tạo, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất bản. Tuy nhiên, một số bạn đọc không ủng hộ vì bất cập cho phụ huynh và học sinh.

Giáo viên và học sinh có cơ hội sáng tạo

Từ phương diện là một giáo viên, bạn đọc Kiều Diễm cho biết: “Tôi rất ủng hộ dự thảo lần này, thầy cô được chủ động lựa chọn bộ sách giáo khoa sẽ gợi được nhiều sáng tạo, hứng thú tìm cái mới, cái hay để truyền đạt lại cho học sinh. Đồng thời, có thể coi đây là sự tôn trọng dành cho giáo viên”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Thanh Lan bày tỏ: “Tôi mong sau khi nhà trường và giáo viên có quyền chọn sách giáo khoa thì phương pháp dạy học sẽ hay hơn để học sinh hứng thú, thầy cô cũng tâm huyết hơn trong bài giảng. Phương án cũ có thể an toàn, nhưng nếu không dám thay đổi thì sẽ trở thành lối mòn, gây nhàm chán”.

“Quy định giao các trường chọn sách là hợp lý, tránh nguy cơ lạm dụng việc chọn sách để trục lợi cá nhân. Người đứng lớp là người rõ nhất sách nào hay, sách nào phù hợp với học sinh của mình, đảm bảo việc lựa chọn khách quan, minh bạch’ – bạn đọc Nguyễn Thanh viết.

396156507_197043380094179_3338668163051457175_n.jpg
Nhiều bạn đọc cho rằng giao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường gây bất cập. Ảnh: VÕ THƠ

Cần thống nhất chung một nội dung

Nói về vấn đề mỗi trường chọn nội dung sách giáo khoa riêng, bạn đọc Ngọc Trân chia sẻ. “Bởi độ tuổi của các con còn nhỏ, chưa có sự chủ động nhiều nên cần sự thống nhất về sách giáo khoa trên toàn quốc. Nếu các trường cứ tự chọn SGK thì tôi sẽ lo sợ sẽ tạo ra chênh lệch về kiến thức. Ví dụ như con tôi đang học dở chương trình nhưng gia đình chuyển sang tỉnh khác sống, cháu sẽ bắt đầu lại từ đâu?”.

Tương tự, bạn đọc Cao Minh viết: “Tốt nhất là rà soát lại nội dung của SGK rồi phát hành một bộ duy nhất, loại bỏ bớt những kiến thức không cần thiết và lan man. Các loại sách khác đưa vào diện tham khảo, không được ép bắt buộc mua. Thay vì tốn thời gian tranh cãi về dự thảo này, dự thảo kia thì nên chú trọng vào kiến thức vì mục đích cuối cùng cũng là chất lượng giáo dục còn gì?”.

Ngoài ra, bạn đọc Bích Ngọc cũng đóng góp: “Sách giáo khoa nên chọn một bộ rồi phát hành chung cả nước. Trong chương trình học nên có đa dạng các vùng, miền khác nhau. Khi giảng dạy, giáo viên sẽ chọn những nội dung cần thiết, phù hợp để truyền tải để học sinh. Ngoài ra học sinh nào muốn tìm hiểu thêm về nơi khác thì sách vẫn đáp ứng được. Sao phải chọn trong khi chúng ta có thể chắt lọc những cái hay, cái đẹp mà?”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm