Hệ thống tên lửa do Mỹ chế tạo bị tin tặc tấn công

Theo tờ Behörden Spiegel của Đức đưa tin, hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất- thuộc lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr, đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ,một đồng minh của NATO - đã bị xâm nhập.
Kết quả là hệ thống này – bao gồm 6 bệ phóng và 2 rađa – đã thực hiện những mệnh lệnh “không thể giải thích được”. Hãng tin không cung cấp thông tin chi tiết về nội dung mệnh lệnh.

Tuy nhiên, theo tờ Die Welt, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Liên bang đã bác bỏ thông tin đưa ra vào hôm thứ ba (7-7), cho biết rằng “không có cơ sở dữ liệu” về một cuộc tấn công “không tưởng”.

Những người lính thuộc lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr đứng bên cạnh một hệ thống Patriot tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ

Theo tạp chí Spiegel, có thể tồn tại 2 điểm yếu trong hệ thống tên lửa. Thứ nhất là khả năng tương tác, trao đổi thông tin giữa bệ phóng tên lửa và hệ thống điều khiển của nó. Điểm hạn chế còn lại có thể nằm ở các chip máy tính điều hướng cho vũ khí.

Robert Jonathan Schifreen – một chuyên gia tư vấn an ninh máy tính tin rằng một nhóm tin tặc nghiệp dư sẽ không có đủ khả năng để “gây rối” hệ thống quân sự. Trả lời RT, ông cho rằng những mệnh lệnh “không thể giải thích” của nhóm tin tặc được đề cập đến trong các báo cáo không phải là nguy cơ lớn.

Ông Schifreen giải thích: “Các hệ thống này không liên kết với các mạng công cộng. Nó đòi hỏi những mã đặc biệt – mà chỉ một vài người nhất định có - để bắn tên lửa. Thông thường, để bắn tên lửa hoặc làm bất cứ điều gì nghiêm trọng thường cần phải có mã từ 2 hoặc 3 người. Hệ thống có thể bị xâm nhập bằng một vài cách nào đó, nhưng bất cứ điều gì vượt quá giới hạn phải cần đến những kỹ năng rất đặc biệt”.

Lính Bundeswehr đang vận hành bệ phóng tên lửa Patriot

Ông cho biết thêm: “Điều này có thể do các chính phủ nước ngoài, các cơ quan tình báo đang cố gắng để xâm nhập vào hệ thống, cũng có thể là phần mềm được xây dựng cho hệ thống tên lửa bị tấn công bởi một số chính phủ nước ngoài”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia an ninh Billy Rios, nguy cơ chính bắt nguồn từ việc nâng cấp phần mềm để gia tăng khả năng của vũ khí, khi mà những người vận hành ở địa phương chỉ có những hiểu biết cơ bản về cách hoạt động và kết nối của các hệ thống quân sự.
Tháng trước, Đức thông báo rằng họ đã lên kế hoạch thay thế các tên lửa Patriot bằng hệ thống MEADS (hệ thống tên lửa phòng không tầm trung) – một hệ thống phòng không mới được phát triển bởi Mỹ, Ý và Đức. Chi phí cho việc chuyển đổi này khoảng hơn 4 tỷ Euro.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới