Buổi lễ dành nhiều thời lượng cho màn diễu hành của hơn 200 quốc gia, đóng góp hàng ngàn VĐV Olympic đi quanh lễ đài chính dưới lá cờ của nước mình.
Sẽ không có người hâm mộ tham dự khai mạc, cùng số lượng khách mời rất hạn chế để phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19.
Cuộc rước đuốc Olympic sẽ đến đích cuối cùng, là đỉnh cao của hành trình 121 ngày xuyên Nhật Bản dưới bàn tay của hơn 10.000 người cầm đuốc. Ngọn lửa vẫn được thắp sáng từ tháng 3-2020, sau khi thế vận hội bị hoãn lại. Chặng rước đuốc tiếp theo bắt đầu vào ngày 25-3-2021, khởi nguồn ở Fukushima đi qua tất cả 47 tỉnh của Nhật Bản.
Lễ khai mạc dù không có khán giả nhưng vẫn hứa hẹn sẽ rất hoành tráng. Ảnh: AFP
Điểm dừng cuối cùng của đuốc thiêng là sân vận động Olympic Tokyo và đặt trong chiếc vạc Olympic với ngọn lửa vẫn sáng trong suốt thời gian diễn ra thế vận hội. Marco Balich, nhà điều hành lễ khai mạc, cho biết Thế vận hội Tokyo sẽ không giống với các kỳ Olympic trước đây: “Đó sẽ là một buổi lễ nghiêm túc hơn nhiều”.
Lễ khai mạc Olympic Tokyo dự báo rất hấp dẫn nhưng không phải người Nhật Bản nào cũng muốn cuộc chơi diễn ra trong thời kỳ đại dịch. Người ta sợ hãi về sự lây lan COVID-19 khủng khiếp mà các khách mời ghé thăm đất nước Nhật Bản gồm hơn 11.000 VĐV cùng số lượng đông đảo các HLV, nhân viên hỗ trợ, quan chức, truyền thông hội tụ ở Nhật Bản trước sự lây lan không ngừng của dịch COVID-19.
Chi phí công bố chính thức để chính phủ Nhật Bản đăng cai Olympic là 15,4 tỉ USD nhưng các ước tính khác cho thấy thực tế cao gần gấp đôi, hơn 26 tỉ USD, được cho là số tiền cao nhất trong lịch sử thế vận hội.
Lo lắng các ca nhiễm COVID-19 gia tăng Chỉ vài ngày trước lễ khai mạc, có đến 79 ca nhiễm COVID-19 từ các VĐV và các thành phần liên quan đến Olympic. Ngoài việc cấm khán giả đến các địa điểm thi đấu, TP chủ nhà Tokyo đã ban bố tình trạng khẩn cấp do lây nhiễm gia tăng. Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Ghebreyesus cho biết không thể loại trừ nguy cơ lây truyền virus ngay tại Olympic Tokyo. TT |