Khai trương hay khai trường?

- Dễ ợt. Bộ ông không nhớ đến câu: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Rõ ràng, nhà văn viết lúc các em tựu trường sau mấy tháng nghỉ hè.

- Ông nói đúng, nhưng bây giờ đã… lạc hậu lắm rồi!

- Ơ hay? Lạc là lạc thế nào? Hông lẽ sau mấy chục năm thì có ai đó phát hiện ra sự nhầm lẫn về văn cảnh, rằng bài này mô tả cảnh đi học… hè?

- Ông không biết gì sất. Sáng 17-8, học sinh cả nước bước vào năm học mới. Thế nhưng phải chờ đến ngày truyền thống 5-9 thì các em mới được dự lễ khai trường.

- Chà, vậy làm sao các em có được cảm xúc tươi mới, hồi hộp, xúc động của ngày đầu tiên đến trường? Lúc ấy, có lẽ từ thầy cô đến các em cũng phải tập “diễn kịch” thôi! Phải “tập diễn” sao cho đúng với cái cảm xúc đã trôi qua từ tháng trước. Làm vậy khác nào chuyện giả tạo!

- Vâng. Sự giả tạo có thể diễn ra ở nơi khác nhưng ở môi trường sư phạm quyết là không. Không gì buồn cười cho bằng lúc ấy, các bài diễn văn, mi cờ rô hếnh hoáng, cờ xí náo nhiệt cứ như thể ngày đầu tiên đón học trò tựu trường! Tội nghiệp, các em phải tham dự một sự giả tạo ngay tại ngôi trường của mình. Đáng buồn quá đi chứ!

- Vậy có thơ rằng:

Tựu trường nhập học đã lâu

Mãi ngày sau, mãi tháng sau… khai trường!

Khai tâm lại tưởng… khai trương

Một kiểu khai trường thật chẳng ra sao!

NGƯỜI SÀNH ĐIỆU

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm