Các đội U-22 bóng đá nước ngoài đến Manila dự SEA Games 30 lo ngại sân cỏ nhân tạo. Ai cũng lo cả và tất nhiên ai cũng chịu cảnh đó chứ chẳng riêng đội nào.
Để quen mặt sân cỏ nhân tạo ở Manila, U-22 Việt Nam đã tập làm quen ở sân ĐH Tôn Đức Thắng trước khi chinh phục ở Manila.
Thái Lan lo, Việt Nam cũng lo, Malaysia lo, Indonesia lo… Khó thì khó chung, dễ thì dễ chung.
Có điều các đội trước khi bay sang Manila phải tập làm quen sân cỏ nhân tạo, như U-22 Việt Nam trước khi bay sang Manila đã tập sân cỏ nhân tạo ở ĐH Tôn Đức Thắng.
Sân quốc gia Memorial vốn là nơi tuyển Philippines thi đấu quốc tế cũng là mặt sân cỏ nhân tạo.
Báo chí nước ngoài đến Manila rất ngạc nhiên và thất vọng bởi các sân bóng đá dành cho SEA Games 30 có khán đài quá nhỏ, thậm chí có sân chỉ có một khu khán đài.
Với Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… bóng đá là số 1 nhưng với Philippines, bóng đá chưa phải là số 3 và còn thấp hơn nữa, có thể số 4, 5 hay 6. Số 1 là bóng rổ và quyền Anh.
Không phải bóng đá mà bóng rổ mới có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm ở Philippines.
Bóng rổ Philippines thường góp mặt ở các kỳ World Cup, họ cũng từng làm chủ nhà World Cup. Bóng rổ Philippines thuộc đẳng cấp hàng đầu châu lục cùng với Trung Quốc, Nhật. Còn quyền Anh ai cũng biết thời nào họ cũng có người hùng nổi tiếng khắp thế giới mà hiện nay là Manny Pacquao. Các nước Đông Nam Á có tay đấm nào nổi tiếng bằng Pacquao?
Bóng rổ các nước Đông Nam Á có mạnh bằng Philippines không? Không có.
Vậy thì khi người Phillipines đến Việt Nam không tìm ra một sân bóng rổ, một nhà thi đấu bóng rổ hoành tráng hay sàn đấu quyền Anh chuyên nghiệp hoành tráng, họ có “tặc lưỡi” thất vọng không?
Các sân bóng đá ở Philippines xây dựng sau một sự kiện đại hội thể thao rồi hầu như bỏ không, xuống cấp trầm trọng và hoang phí. Vậy xây dựng hoành tráng làm gì ở một đất nước mà bóng rổ và quyền Anh mới là số 1?