Một số máy bay phản lực MiG-31 trị giá hàng triệu USD đã được bán với giá 2 USD để trục lợi, theo đài RT.
Ông Andrey Silyakov, cựu quan chức Cơ quan Dự trữ Quốc gia Liên bang Nga (Rosrezerv) của thành phố Nizhny Novgorod, người đứng ra bán số máy bay MiG-31 kể trên vừa bị bắt vào cuối tháng 5 sau khi bị kết án vắng mặt 11 năm tù khoảng 10 năm về trước. Ông này thậm chí còn bị đưa vào danh sách truy nã quốc tế.
Một tiêm kích MiG-31 đang nằm đợi trên đường băng. Ảnh: SPUTNIK
Ông được cho là đã trốn ra nước ngoài 11 năm trước, nhưng vì quá nhớ nhà hoặc cho rằng cảnh sát và công tố viên đã không còn nhớ đến ông ta nên quyết định trở về.
Tiêm kích hàng triệu USD được rao bán như sắt vụn với giá 2 USD
Vụ buôn bán diễn ra đã lâu nhưng phải đến một tháng sau khi ông Silyakov bị bắt thì tình tiết vụ việc mới được tiết lộ. Theo thông tin vụ án, cựu quan chức Rosrezerv vào năm 2007 đã mua đi bán lại tổng cộng bốn tiêm kích hạng nặng MiG-31 hồi để trục lợi cho bản thân.
Vào thời điểm đó, Rosrezerv đã quyết định bán đấu giá một số phụ tùng không còn sử dụng trong kho dự trữ, bao gồm nhiều thanh sắt và mảnh vụn kim loại. Sau đợt đấu thầu đó, một số lô mới đã bất ngờ được cơ quan này rao bán tiếp. Những kiện hàng được mô tả là "Bộ lắp ráp 306" và được đánh số thứ tự là 206-002, 306-003...
Vụ buôn bán diễn ra đã lâu nhưng phải đến một tháng sau khi ông Silyakov bị bắt thì tình tiết vụ việc mới được tiết lộ. Theo thông tin vụ án, cựu quan chức Rosrezerv vào năm 2007 đã mua đi bán lại tổng cộng bốn tiêm kích hạng nặng MiG-31 hồi để trục lợi cho bản thân.
Vào thời điểm đó, Rosrezerv đã quyết định bán đấu giá một số phụ tùng không còn sử dụng trong kho dự trữ, bao gồm nhiều thanh sắt và mảnh vụn kim loại. Sau đợt đấu thầu đó, một số lô mới đã bất ngờ được cơ quan này rao bán tiếp. Những kiện hàng được mô tả là "Bộ lắp ráp 306" và được đánh số thứ tự là 206-002, 306-003...
Các công tố viên tiết lộ Silyakov là người duy nhất biết những kiện hàng này là 4 tiêm kích MiG-31 hoàn chỉnh, không phải sắt vụn. Chúng được niêm cất và thuộc quyền sở hữu của nhà máy sản xuất máy bay Sokol, chỉ thiếu động cơ để vận hành.
Công tố viên nói rằng ông Silyakov là người duy nhất thực sự biết rằng những bộ lắp ráp kia thực ra là máy bay MiG-31 hoàn chỉnh. Thời điểm đó, bốn chiếc máy bay được cất giữ và thuộc quyền sở hữu của nhà máy sản xuất máy bay Sokol, nhưng chưa được lắp ráp vì thiếu động cơ. Thời điểm đó, nhà máy này đang sản xuất một loạt máy bay phản lực, bao gồm MiG-31 và MiG-35.
Các máy bay sau đó được bán cho một công ty thuộc sở hữu của bạn thân Silyakov với mức giá thấp không thể tưởng là 153 rúp/chiếc (tương đương 2,14 USD/chiếc). Sau hàng loạt thương vụ trao tay, chúng được bán lại nhà máy Sokol với giá hàng triệu USD/máy bay. Trên thực tế, không có chiếc MiG-31 nào rời kho chứa.
Các máy bay sau đó được bán cho một công ty thuộc sở hữu của bạn thân Silyakov với mức giá thấp không thể tưởng là 153 rúp/chiếc (tương đương 2,14 USD/chiếc). Sau hàng loạt thương vụ trao tay, chúng được bán lại nhà máy Sokol với giá hàng triệu USD/máy bay. Trên thực tế, không có chiếc MiG-31 nào rời kho chứa.
Thiệt hại của chính phủ 14 triệu USD
Các nhà điều tra cho rằng chính phủ đã mất tới một tỉ rúp (tương đương 14 triệu USD) vì trò lừa đảo của Silyakov.
Hai năm sau, Silyakov còn tìm cách xóa bỏ 35.000 tấn nhiên liệu máy bay khỏi sổ sách với lý do chất lượng kém. Tuy nhiên, sau đó ông ta đem bán lại nó với giá thị trường và bỏ túi phần lớn số tiền thu được.
Sau khi hay tin vụ việc, gia đình Silyakov nói rằng họ sẽ kháng cáo bản án. Vợ của Silyakov cho rằng toàn bộ sự việc kể trên là giả mạo, được dựng lên để hãm hại chồng bà.
Sau khi hay tin vụ việc, gia đình Silyakov nói rằng họ sẽ kháng cáo bản án. Vợ của Silyakov cho rằng toàn bộ sự việc kể trên là giả mạo, được dựng lên để hãm hại chồng bà.
Tiêm kích MiG-31 là một trong những máy bay hiện đại nhất của Liên Xô và được biên chế từ năm 1981. Nó có nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt nhiều mục tiêu chiến lược từ khoảng cách khá xa. Đây là tiêm kích đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép cùng một lúc theo dõi 24 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu.
(PLO)- Tổng thống Nga cho biết lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia này dẫn đầu thế giới trong việc phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới.