Kiểm toán nhà nước đề nghị báo cáo lợi nhuận hàng loạt dự án BOT, BT

(PLO)- Kiểm toán nhà nước đề nghị UBND TP.HCM báo cáo việc tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tại Thông báo kết quả kiểm toán.

Đáng chú ý, Kiểm toán nhà nước đã đề nghị TP.HCM báo cáo lợi nhuận của nhà đầu tư trong thời gian xây dựng các dự án PPP (đối tác công tư).

Hàng loạt dự án BOT, BT cần báo cáo lợi nhuận của nhà đầu tư

Theo Sở GTVT TP, TP hiện đang xử lý nội dung về lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng theo kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, cơ quan thanh kiểm tra đề nghị TP.HCM xem xét lại việc chấp thuận tính toán lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng khi quyết toán dự án PPP theo Hợp đồng dự án được ký trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư số 166/2011/TT-BTC năm 2011, do trước thời điểm quy định của Thông tư này, pháp luật không quy định việc tính toán lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng.

Kiểm toán nhà nước yêu cầu báo cáo lợi nhuận đối với hàng loạt dự án BOT, BT
Hàng loạt dự án BOT, BT cần báo cáo lợi nhuận của nhà đầu tư.

Đối chiếu các quy định nêu trên, Kiểm toán nhà nước có đề nghị UBND TP báo cáo cấp thẩm quyền việc tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong thời gian xây dựng vào phương án tài chính đối với các Hợp đồng PPP được ký kết trước ngày Thông tư số 166/2011/TT- BTC 17-11-2011 có hiệu lực thi.

Trong đó bao gồm: Hợp đồng BOT dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc; Hợp đồng BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn; Hợp đồng BT dự án xây dựng các đường dẫn kết nối với cầu Phú Mỹ; ...

Ngoài ra, liên quan đến việc xác định lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong các dự án thuộc Bộ GTVT, qua rà soát TP.HCM có năm dự án gồm: dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 (đoạn An Sương An Lạc), dự án xây dựng cầu Phú Mỹ, dự án xây dựng đường dẫn kết nối với cầu Phú Mỹ, dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu và dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn).

Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên

Theo Sở GTVT TP, thời điểm ký kết các Hợp đồng PPP giữa TP.HCM với nhà đầu tư đều trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư số 166 năm 2011.

Trước khi ký kết, Tổ công tác liên ngành (có đại diện Sở Tài chính tham gia với nhiệm vụ xem xét về lĩnh vực tài chính dự án cho Tổ công tác liên ngành) thực hiện đàm phán thương thảo dự thảo Hợp đồng với nhà đầu tư, báo cáo UBND TP chấp thuận làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, ký kết Hợp đồng BOT và Hợp đồng BT như nêu trên.

Kiểm toán nhà nước yêu cầu báo cáo lợi nhuận đối với hàng loạt dự án BOT, BT
Theo Sở GTVT TP, việc ký kết hợp đồng là bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Như vậy, vấn đề về tính toán lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng không chỉ liên quan đến một dự án hoặc một Tổ công tác liên ngành mà đây là vấn đề mang tính quan điểm, cơ chế, chính sách chung và cần phải giao cơ quan tham mưu giúp UBND TP quản lý nhà nước về tài chính - Sở Tài chính để báo cáo Kiểm toán nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc chung.

Cụ thể, đối với năm dự án liên quan đến việc tính toán lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo như sau: “Bộ GTVT và Bộ Tài chính làm việc với Kiểm toán nhà nước để thống nhất phương án xử lý về những nội dung còn ý kiến khác nhau (trong đó có nội dung chưa có quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng), bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Như vậy, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài chính chủ trì thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu đề xuất xử lý về quan điểm, cơ chế, chính sách chung liên quan đến vướng mắc về việc tính toán lợi nhuận nhà đầu tư trong thời gian xây dựng đối với các dự án đầu tư theo Hợp đồng PPP đã được ký kết là phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ.
Từ đó, sớm tham mưu báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, hướng dẫn làm cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo (lập, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng,..

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm