Lại thêm ‘quan hệ, hậu duệ’ thời nay

Đó là tại Trường Mầm non Ngũ Đoan (Kiến Thụy, Hải Phòng) có 27/40 cán bộ, giáo viên quan hệ thân thích với hiệu trưởng trường này. Theo xác nhận của chủ tịch UBND xã Ngũ Đoan, có 16 người là họ hàng ruột thịt (anh chị em con cô dì chú bác) với cô hiệu trưởng họ Mạc, 11 người còn lại là bà con xa trong họ Mạc. Trước đây mẹ của cô hiệu trưởng cũng là hiệu trưởng trường và sau khi bà về hưu thì người con lên làm hiệu trưởng thay mẹ. Tính ra chỉ còn lại chín giáo viên và một kế toán là người bên ngoài và “như vậy còn cơ hội nào cho những người khác” - như lời ta thán của một giáo viên của trường.

Nếu vụ “cả họ làm quan” ở Mỹ Đức được những người có thẩm quyền về công tác nhân sự khẳng định là ngẫu nhiên, đúng quy định thì vụ “cả họ làm ở trường” tại Trường Mầm non Ngũ Đoan vẫn chưa được ai kết luận đúng sai vì còn phải chờ huyện thanh tra. Tuy nhiên, nếu soi xét về nguyên tắc tuyển dụng thì xem chừng không dễ bắt lỗi cô hiệu trưởng.

Bởi lẽ Luật Viên chức chỉ yêu cầu việc tuyển dụng phải “bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm...” chứ không hề cấm kỵ tuyển dụng các đối tượng là người thân của thủ trưởng đơn vị. Ngoài ra, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) chỉ quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó” (khoản 3 Điều 37). Nếu những người họ hàng, bà con của cô hiệu trưởng nêu trên không nằm trong danh sách loại trừ này thì nhiều khả năng câu trả lời vẫn là điệp khúc “đúng quy trình”.

Một câu hỏi không thể không đặt ra: Quy trình là cẩm nang để thực hiện nhưng sao làm đúng vẫn gây phản ứng, vẫn làm dư luận bất bình? Phải chăng quy trình “hẹp” quá nên đã lỗi thời và bị lợi dụng hoặc ai đó đang tựa vào quy trình để làm những việc chủ quan theo ý mình mà cụ thể là tuyển dụng, ký hợp đồng lao động những người thân thích của mình vào làm cho mình?

Dù bất cứ lý do gì thì việc để xảy ra câu chuyện Mỹ Đức hay Ngũ Đoan đều là không hay và không nên. Nó làm nhiều người dễ liên hệ đến cái nếp “một người làm quan, cả họ được nhờ” vốn có từ lâu.

Phải chấm dứt ngay tình trạng này là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng nhưng bằng cách nào? Tiếp tục kêu gọi cán bộ, đảng viên phải cố gắng làm gương, không tiếp tục kiểu tuyển dụng đặc quyền, đặc lợi để giữ gìn, bảo vệ hình ảnh của mình và kết quả có thể được chăng hay chớ, làm mất lòng tin của người dân? Hay quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng hiện hữu phải sớm được xem xét, điều chỉnh để ai ai cũng phải có nghĩa vụ chấp hành, không còn cái gọi là thứ nhất hậu duệ, thứ hai quan hệ…?

THU TÂM

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Để đất nước tiến lên phía trước

Để đất nước tiến lên phía trước

(PLO)- Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc.

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...