Lãnh đạo ngân hàng ACB nói về đầu tư trái phiếu

(PLO)- Lãnh đạo ngân hàng ACB khẳng định tiếp tục duy trì quan điểm không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, ngoại trừ trái phiếu của các tổ chức tín dụng và trái phiếu Chính phủ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 13-4, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. Về kế hoạch tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu, HĐQT ACB trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức với tỉ lệ 25%, trong đó 15% cổ tức bằng cổ phiếu và 10% cổ tức bằng tiền mặt. Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ là trong quý 3 năm nay. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 33.774 tỉ đồng lên 38.840 tỉ đồng.

Liên quan đến kết quả kinh doanh tính đến hết quý I-2023 và kế hoạch kinh doanh 2023, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB, cho biết: "Bước sang năm 2023, chúng tôi nhận thấy nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh trong quý 1 của ACB rất khả quan, khi lợi nhuận hợp nhất đạt 5.120 tỉ đồng, đạt 26% so với kế hoạch cả năm nay" - ông Phát cho biết.

ACB hoàn thành 26% kế hoạch ngay trong quý 1-2023

ACB hoàn thành 26% kế hoạch ngay trong quý 1-2023

Liên quan đến các thắc mắc về đầu tư trái phiếu phiếu, ông Từ Tiến Phát cho biết: Căn cứ vào báo cáo kiểm toán năm 2022, có phần vốn đầu tư vào trái phiếu thì có tới 85% là trái phiếu Chính phủ, 15% còn lại là trái phiếu của các tổ chức tín dụng lớn của Việt Nam.

"Chiến lược kinh doanh năm 2023, chúng tôi cũng tiếp tục nhấn mạnh lại một lần nữa là không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, ngoại trừ trái phiếu của các tổ chức tín dụng" - ông Phát nhấn mạnh.

Các cổ đông cũng thắc mắc về tỉ lệ dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của ACB hiện, diễn biến về tỉ lệ nợ xấu trong quý 1-2023.

Về vấn đề này, ông Từ Tiến Phát cho biết, tỉ lệ nợ xấu trong quý 1 có những bước chuyển không khả quan do nhiều yếu tố tác động. Do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lãi suất cao dẫn đến các khoản vay có xu hướng chuyển nợ xấu.

"Thực tế cho thấy tỉ lệ nợ xấu tại ACB vào cuối năm ngoái là 0,74%, sang đến hết quý 1 nhích lên 0,84%, tức là tăng 0,1%. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu để luôn nằm dưới 1%", ông Phát nói.

Liên quan đến tín dụng bất động sản, tỉ lệ cho vay bất động sản tại ACB là 24% trong đó có tới 82% là cho vay người mua nhà để ở, phần còn lại là cho vay đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản. Riêng đối với tín dụng đầu tư bất động sản thì dư nợ tại ACB chỉ có dưới 1% và đây là một tỉ lệ rất thấp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm