Lao động di cư đa phần thất nghiệp

Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cho thấy tỉ lệ thất nghiệp đối với người lao động di cư cao gấp năm lần người lao động nói chung, việc làm không ổn định và lương cơ bản không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu như chi phí thuê trọ, điện, nước, học phí cho con. Cùng đó 99% người lao động di cư khu vực phi chính thức (không có hợp đồng lao động), không có BHXH.


Áp lực tăng ca, tăng thu nhập và rào cản hộ khẩu khiến lao động nhập cư khó tiếp cận các chính sách an sinh xã hội. Ảnh: P.ĐIỀN 

Về tiếp cận giáo dục, có 3/4 trẻ 6-14 tuổi không sống cùng cha mẹ tại TP; hơn 21% trẻ 6-14 tuổi sống cùng cha mẹ tại TP không được đi học. Có 88% trẻ đi mẫu giáo tư nhân. Cùng đó người lao động di cư chưa được tính là đối tượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội tại nơi họ cư trú.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, cho rằng các chính sách, phân bổ ngân sách hằng năm chưa đề cập đến người lao động di cư, đồng thời người lao động di cư còn hạn chế tham gia vào các đoàn hội phụ nữ, thanh niên, mặt trận tại nơi cư trú…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm