Liên ngành tố tụng huyện Củ Chi ký kết quy chế phối hợp

(PLO)- Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Củ Chi đã ký các quy chế phối hợp liên ngành và tổ chức chuyên đề nhằm hạn chế án trả hồ sơ điều tra bổ sung. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 11-7, Khối nội chính Huyện ủy Củ Chi, TP.HCM tổ chức Hội nghị giao ban quý II năm 2023 với chuyên đề Thực trạng, giải pháp hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện.

Hội nghị chuyên đề Thực trạng, giải pháp hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ảnh: SONG MAI

Hội nghị chuyên đề Thực trạng, giải pháp hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ảnh: SONG MAI

Theo báo cáo của VKSND huyện Củ Chi, thực trạng án trả điều tra bổ sung đang có xu hướng tăng với lý do trả hồ sơ như thiếu chứng cứ, có đồng phạm hoặc người phạm tội mới, tình tiết mới...

Nguyên nhân, huyện Củ Chi là địa bàn rộng với dân nhập cư đông; tình hình tội phạm có tính chất nguy hiểm ngày càng tăng, nhiều vụ án có tổ chức. VKS thiếu biên chế, đội ngũ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bám sát tiến độ điều tra, nghiên cứu hồ sơ. Quan hệ phối hợp giữa kiểm sát viên với điều tra viên, thẩm phán chưa được chủ động, chặt chẽ.

Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng VKSND huyện Củ Chi đề xuất giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung như: nâng cao trình độ nghiệp vụ của kiểm sát viên; Tăng cường công tác phối hợp của các cơ quan tố tụng, xác định rõ trách nhiệm cá nhân khi trả hồ sơ; Áp dụng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy, tập huấn chuyên sâu với những loại hình tội phạm mới...

Ông Huỳnh Thạch Vũ - Chánh án TAND huyện Củ Chi Huỳnh Thạch Vũ đưa ra giải pháp thẩm phán sau khi nghiên cứu hồ sơ cần chủ động, kịp thời trao đổi với kiểm sát viên để bổ sung chứng cứ cần thiết (nếu có).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Viện trưởng VKSND TP.HCM Nguyễn Thanh Sang nói: Nếu trả hồ do chủ quan, tắc trách thì mới cần xử lý theo quy định. Huyện Củ Chi đang trong tiến trình đô thị hóa, kéo theo tội phạm diễn biến phức tạp nên công tác thu thập chứng cứ ban đầu rất quan trọng. Có những vụ án sau khi khởi tố do công tác thu thập tài liệu chứng cứ không kỹ, dẫn đến phải đình chỉ.

Khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung, VKS phải đề ra các yêu cầu mang tính thực tiễn. Quan trọng là VKS cần thực hiện tốt việc kiểm sát, xuyên suốt từ khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ ban đầu đến truy tố, xét xử...

Ký kết nhiều quy chế phối hợp liên ngành

Cũng trong dịp này các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Củ Chi đã ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong tiếp nhận, phân loại, giải quyết nguồn tin tội phạm giữa VKS và Cơ quan điều tra; ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác điều tra, truy tố, xét xử án hình sự theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự giữa VKS, Cơ quan điều tra và Tòa án.

Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Củ Chi đã ký quy chế phối hợp liên ngành. Ảnh: SONG MAI

Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Củ Chi đã ký quy chế phối hợp liên ngành. Ảnh: SONG MAI

Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện tốt quy chế. Hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung để đảm bảo quyền lợi của bị cáo; đồng thời tránh bỏ lọt tội phạm, cũng như không làm oan sai.

Hiện huyện Củ Chi đã bố trí đủ công an chính quy tại các xã nên sẽ thực hiện tốt trong việc tiếp nhận tin báo tội phạm, xử lý hồ sơ ngay từ ban đầu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm