Loạt giải pháp gỡ khó bất động sản: Đừng để là “bánh vẽ”

(PLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây tin vui thứ hai đối với thị trường BĐS khi trước đó đúng một tuần, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 08/2023 tháo gỡ khó khăn trái phiếu doanh nghiệp (DN).

Có hai nội dung được người dân lẫn DN quan tâm nhất tại Nghị quyết 33. Thứ nhất, Chính phủ thông tin triển khai gói tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng 1,5%-2% so với lãi suất cho vay trung, dài hạn bình quân.

Thị trường bất động sản cần được gỡ khó bằng sự đồng bộ từ chính sách đến khâu thực thi của các bộ, ban ngành. Ảnh: M.LONG

Thị trường bất động sản cần được gỡ khó bằng sự đồng bộ từ chính sách đến khâu thực thi của các bộ, ban ngành. Ảnh: M.LONG

Thứ hai, Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện cho các DN, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đặc biệt, có biện pháp xử lý phù hợp cho các DN BĐS khó khăn, như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ. Đồng thời có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Việc đưa nguồn vốn đến phân khúc, dự án khả thi, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực của người dân như nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân mà Nghị quyết 33 của Chính phủ định hướng là hoàn toàn hợp lý. Nhất là một thời gian dài, thị trường BĐS tăng nóng làmgiánhàđất tăng quácao so với thu nhập trung bình của người dân.

Bối cảnh hiện tại có nhiều nghịch lý như thiếu dự án nhà ở vừa túi tiền người dân nhưng lại có quá nhiều dự án cao cấp, nhiều dự án biệt thự bỏ hoang rất lãng phí. Nghị quyết 33 của Chính phủưu tiênvốn chonhàbình dânsẽ góp phần tạo ra nguồn lực phát triển phân khúc này và nâng cao chất lượng an sinh xã hội.

Tuy nhiên,tiền chưa đủ, để gói tín dụng trên đi vào thực tế mang lại hiệu quả các thủ tục vay vốn, điều kiện cần phải đơn giản, thuận tiện và tốn ít thời gian nhất để chủ đầu tư có thể tiếp cận phát triển dự án, để người dân mua nhà có thể hưởng lợi vay lãi suất ưu đãi. Đi kèm với đó, các bộ, ngành, địa phương cần tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, thủ tục đầu tư, xây dựng, quy hoạch quỹ đất cho dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33 rất kịp thời và hợp lý. Nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung các dự án nhu cầu thực, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và ngắn hạn.

Tuy nhiên, giải pháp Nghị quyết 33 đưa ra theo các chuyên gia cho rằng chỉ mới dừng ở gợi ý để cácbộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét thực hiện. Vì thế, để chính sách tháo gỡ khó khăn này được triển khai thực thi thì cần có những chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, quyđịnh trách nhiệm rõ ràng của các bộ, ngành để “giải cứu” kịp thời. Tránh trường hợp chưa cứu thì DN đã bị chuyển nhóm nợ hoặc “chết lâm sàng”.

Giải pháp gỡ khó cho DN BĐS khó khăn chắc chắn chỉ dành cho những DN đủ năng lực, uy tín, phương án kinh doanh khả thi thanh toán nợ chấp nhận cơcấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu ở thực. Để các gói tín dụng rót cho nhà ở xã hội hay các giải pháp gỡ khó DN không phải là “bánh vẽ” thì rất cần sự quyết liệt giám sát từ Chính phủ, các động thái tích cực thực thi của cơ quan nhà nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm