Muôn kiểu rào chắn chống dịch COVID-19 ở Bình Dương

Tính đến ngày 4-8, Bình Dương ghi nhận hơn 20.400 ca nhiễm COVID-19, là tỉnh có số ca COVID-19 đứng thứ 2 chỉ sau TP.HCM.

Ngày 19-7, toàn tỉnh Bình Dương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, sau đó chính quyền tỉnh cũng siết chặt việc đi lại của người dân, yêu cầu người dân không ra ngoài từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân.

Những người ra ngoài vào ban ngày đều phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm.

Để hạn chế người ra dân đi lại, các địa phương đã lập chốt kiểm soát, dựng nhiều rào chắn tại các tuyến đường, các con hẻm.

Rào chắn bằng sắt kết hợp với dây nhựa bịt kín một con đường thuôc phường Hiệp Thành (TP Thủ Dầu Một).

Ngoài ra chắn còn bố trí biển báo cấm đi ngược chiều.

Một con hẻm ở phường Phú Thọ (TP Thủ Dầu Một) được bít kín bằng hàng rào kẽm gai và những thanh tre.

Những cây tre khô cũng được tận dụng để làm hàng rào ngăn sự di chuyển của người dân.

Ghế đá cũng được tận dụng để ngăn việc ra vào các con hẻm của người dân.

Ban đầu chính quyền địa phương chỉ giăng dây để ngăn người dân đi lại, nhưng nhiều người thiếu ý thức vẫn cố tình "thông chốt". Việc này diễn ra thường xuyên nên chính quyền địa phương đã dùng lưới B40 rào kín cổng vào một khu phố. 

Một con hẻm chỉ dùng dây buộc đơn giản.

Hàng rào sắt, dây nhựa, ghế đá, cây khô kết hợp với nhau thành rào chắn kiên cố trên một con đường ở phường Chánh Nghĩa.

Chính quyền tại thị xã Bến Cát còn tận dụng của những bi ống cũ để lập thành rào chắn.

Thời gian gần đây, chính quyền TP Thủ Dầu Một còn đưa những dải phân cách cứng bít kín những con đường lớn, việc này vừa không tốn nhân lực canh chốt vừa đàm bảo các phương tiện không thể di chuyển qua đây. Tuy nhiên, một số người dân cho rằng nếu xảy ra hỏa hoạn thì các xe chữa cháy không thể có đường đi gần nhất, như vậy sẽ rất tốn thời gian cho việc dập lửa cứu người.

Người dân trao đổi hàng hóa qua một dải phân cách cứng mới được lập lên trên đường Lê Hồng Phong (TP Thủ Dầu Một).

Hai người đàn ông vẫn vượt rào chắn ra bên ngoài. 

Khi rào chắn bằng giải phân cách cứng mới lập lên, nhiều người định đi qua đây đều phải quay đầu. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bác sĩ Phòng khám vệ tinh Vĩnh Lộc B phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế Vĩnh Lộc B xử lý vết thương cho một bệnh nhi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Phòng khám đa khoa vệ tinh, cánh tay nối dài của BV

(PLO)- Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các phòng khám đa khoa vệ tinh trên địa bàn cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt và gần nơi ở nhất.

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

(PLO)- Tại TP.HCM, bên cạnh một số phòng khám đa khoa vệ tinh hoạt động khá hiệu quả vẫn có những phòng khám chỉ hoạt động cầm chừng hoặc được một thời gian thì đóng cửa do vướng thủ tục BHYT, thiếu nhân sự…

Người dân đang chờ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa vệ tinh Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trạm y tế đông nhờ phòng khám đa khoa vệ tinh

(PLO)- Việc đưa các chuyên khoa và nhân lực từ bệnh viện quận, huyện về tuyến dưới thông qua mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh giúp tăng cường năng lực y tế cơ sở, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.