Theo quyết định này, mức thuế chống bán phá giá của 32 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ đều là 4,78%, chỉ có mỗi Công ty Minh Phú thoát khỏi vụ điều tra hưởng mức thuế 0%. Mức thuế đa số các doanh nghiệp tôm Việt Nam phải chịu lần này cao hơn mức thuế suất trong kết luận sơ bộ mà DOC đưa ra vào tháng 3-2016, chỉ ở mức 3,56%. Đáng nói mức thuế POR10 tăng gần 5 lần rà soát POR9 (0,91%).
Theo ý kiến một số chuyên gia, việc tăng thuế cao hơn so với các đợt rà soát trước đây đối với tôm Việt Nam của DOC là bất hợp lý. Bất hợp lý nữa làcác công ty bị mức thuế suất bình quân cao lên như vậy là do DOC không lấy mức thuế suất của Minh Phú (0%) vào tính với mức thuế suất của Stapimex (4,78%) để xác định ra mức thuế suất bình quân cho các doanh nghiệp khác.
Mỹ tăng thuế khiến doanh nghiệp Việt khó khăn.
Là đơn vị xuất khẩu tôm sang Mỹ, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho rằng mức thuế chống bán phá giá mà DOC công bố đợt này tăng mạnh so với lần xem xét trước gây bất lợi cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nhất là trong khi Thái Lan và Ấn Độ, hai đối thủ xuất khẩu chính của tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ chịumức thuế chống bán phá giá thấp hơn nhiều, mức thuế lần lượt là 1,36% và 2,2%.
Theo ông Lĩnh, hiện tại tôm Việt bị cạnh tranh khốc liệt vì giá tôm Ấn Độ, Thái Lan thấp hơn 10%-20% tùy loại, cộng với mức thuế cao lần này thì chỉ còn mỗi Công ty Minh Phú xuất khẩu tôm sang Mỹ còn các doanh nghiệp khác buộc phải tạm ngừng vì xuất chỉ có lỗ.