Sau thông tin được đăng tải vào 2 tuần trước về việc Nga đang chuẩn bị khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu âm Tu-160 ‘Blackjack’, giờ một nguồn tin lại khẳng định rằng mẫu trực thăng chống ngầm có khả năng tấn công hạt nhân Mi-14 cũng sẽ sớm được chế tạo trở lại.
Trang Business Online từ khu vực Tatarstan của Nga, nơi đặt nhà máy sản xuất Mi-14, cho biết Kazan Helicopter Works (KVZ) đang chuẩn bị sản xuất lại mẫu máy bay cho hải quân Nga. KVZ hiện chưa phản hồi với thông tin này, tuy nhiên, ít nhất ý kiến này cũng đã được đưa ra thảo luận trong nội bộ công ty.
Mil Mi-14 là một trực thăng đổ bộ được trang bị một ngư lôi, 12 bom loại 64 kg hoặc 8 bom loại 120 kg. Chiếc trực thăng chống ngầm này cũng có một loại vũ khí đặc biệt là bom hạt nhân chống ngầm nặng tới 1.600 kg, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu dưới nước trong phạm vi 800m.
Chiếc trực thăng không chỉ có khả năng đặc biệt là đậu trên nước mà còn có thể hoạt động xa bờ 300km dưới mọi điều kiện thời tiết. Nó có thể làm việc liên tiếp 5,5 giờ liên tiếp và bay liên tiếp 1.100km.
Các thiết bị sonar, đo thuỷ âm, hay từ tính, cũng như nhiều loại máy móc hiện đại được sử dụng để dò tìm tàu ngầm đều hiện đại và có hiệu quả cao. Một khi đã bị Mi-14 phát hiện thì các tàu ngầm thường không thể sống sót nổi.
Mi-14 là một sát thủ săn ngầm thực sự, tuy nhiên, vào năm 1996, dưới áp lực từ Washington, tất cả các máy bay chống ngầm này đều đã bị loại bỏ khỏi quân đội. Nhu cầu ban đầu cho Mi-14 có thể đạt 100 chiếc.
Nhiều chuyên gia rằng việc tái sử dụng lại Mi-14 có thể được hoàn thành trong vòng 2 năm bao gồm vài giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ đưa lại biên chế 10 chiếc Mi-14, sau đó, chúng sẽ được hiện đại hoá và cuối cùng là giai đoạn sản xuất các máy bay mới.
Phiên bản Mi-14 mới nhiều khả năng sẽ có động cơ, hệ thống hàng không kĩ thuật và điện tử hiện đại mới, cũng như nổi được trên mặt nước tốt hơn.
Theo Đặng Vũ (ANTĐ /RT)