Theo như nguồn tin cho biết: “Phía Nga luôn sẵn sàng cung cấp các tàu ngầm được tân trang thêm các thiết bị và vật dụng bên ngoài khác theo như yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài".
Vào năm 2007, chính quyền New Delhi cho biết họ đã cân nhắc bổ sung các đơn vị tàu ngầm chạy bằng điện diesel vào hạm đội tàu ngầm của nước này. Một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra chính là gắn động cơ yếm khí vào tàu ngầm.
Một chiếc tàu ngầm có gắn động cơ hiếm khí AIP tại Nga
Tàu ngầm kị khí, với nhiên liệu làm từ các phân tử hydro và oxy, vận hành nhẹ và êm hơn so với các chiếc tàu ngầm chạy bằng điện diesel thông thường và không cần phải nổi trên bề mặt hoặc sử dụng ống thông hơi để lưu thông không khí. Do đó, radar và các thiết bị cảm biến khác không thể thăm dò tung tích của chúng.
Một văn phòng thiết kế của Nga mang tên Rubin hiện đang cho chạy thử nghiệm hệ thống AIP dự kiến được lắp đặt vào các chiếc tàu ngầm chạy bằng điện diesel loại Lada của Hải quân Nga (Dự án 677) vào năm 2015. Đồng thời, Rubin còn tiếp tục công đoạn xây dựng một thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân mới có gắn động cơ AIP trong vòng hai năm.
Vụ việc mua bán diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm New Delhi trước đó để nói chuyện với người đồng sự Manohar Parrikar về vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Các Bộ trưởng đã “nhanh chóng” nhất trí đưa ra một loạt các dự án chung, bao gồm cả việc xây dựng thế hệ máy bay chiến đấu đời thứ năm.
Ấn Độ là đối tác kỹ thuật quân sự lớn nhất của Nga. Theo ước tính của Văn phòng Kỹ thuật hợp tác Quân sự của Liên bang Nga cho, quốc gia này đã cung cấp cho Ấn Độ các loại vũ khí và thiết bị quân sự với tổng giá trị lên đến 4,78 tỉ đô la trong năm 2013. Ngược lại, Ấn Độ còn cho Nga vay mượn các phần cứng, trong đó có các tàu ngầm năng lượng hạt nhân loại Akula-Chakra.