Nghe 'Chiếc hộp kể chuyện' ở Bảo tàng TP.HCM

(PLO)- Bốn câu chuyện sẽ được kể trong đó là ấn đồng Lương tài hầu chi ấn (Bảo tàng TP.HCM), tượng Chăm Ganesha (Bảo tàng Lịch sử TP.HCM), áo dài (Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ), tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 5-7, Lễ khánh thành “Chiếc hộp kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo tàng TP.HCM.

Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án FSPI “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Đại sứ quán Pháp phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM thực hiện.

Các đại biểu cắt băng khánh thành "Chiếc hộp kể chuyện". Ảnh: Thiện Hợp

Các đại biểu cắt băng khánh thành "Chiếc hộp kể chuyện". Ảnh: Thiện Hợp

Trong hộp có bốn câu chuyện về bốn hiện vật đang trưng bày tại bốn bảo tàng gồm: Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ được kể cho khách tham quan nghe dưới dạng podcast.

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM cho biết, một phần quan trọng của dự án FSPI đã được thực hiện, đó là lễ khánh thành “Chiếc hộp kể chuyện”.

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM. Ảnh: Thiện Hợp

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM. Ảnh: Thiện Hợp

Chiếc hộp là công cụ truyền đạt nội dung được thiết kế dựa trên sáng kiến của Bảo tàng Confluences.

Dự án chính thức được khởi động vào tháng 05-2022 do Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp tài trợ lên đến 15 tỷ đồng.

Cũng tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM chia sẻ, dự án đã thể hiện được sự quan tâm của các cơ quan văn hóa Pháp và Việt Nam đối với hoạt động bảo vệ, phát huy các giá trị di sản Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng.

Ông Trần Thế Thuận - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Thiện Hợp

Ông Trần Thế Thuận - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Thiện Hợp

Thông qua hình thức kể chuyện gần gũi và sinh động trong “Chiếc hộp kể chuyện” này, người dân TP.HCM sẽ hiểu rõ về di sản của mình đồng thời khám phá các bảo tàng của Thành phố, thêm yêu lịch sử - văn hóa nước nhà mình.

“Dự án này là cột mốc của sự khởi đầu. Tôi mong rằng công chúng sẽ có dịp trải nghiệm lại với nhiều cảm xúc mới mẻ trong những hiện vật tiêu biểu của các bảo tàng thuộc thành phố như Bảo tàng TPHCM, Bảo tàng Lịch sử,…

Tôi cảm thấy rất vui mừng khi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bảo tàng Confluences đã góp phần tạo ra một dự án ý nghĩa”- Bà Hélène Lafont Couturier - Tổng Giám đốc Bảo tàng Confluences chia sẻ.

Các em học sinh chia sẻ dự án giúp ích rất nhiều cho việc hiểu rõ hiện vật lịch sử. Ảnh: Thiện Hợp

Các em học sinh chia sẻ dự án giúp ích rất nhiều cho việc hiểu rõ hiện vật lịch sử. Ảnh: Thiện Hợp

Khi đến với “Chiếc hộp kể chuyện”, khách tham quan chỉ cần chọn một hiện vật và bấm nút sẽ được nghe kể câu chuyện của hiện vật ấy.

Bốn câu chuyện sẽ được kể trong đó là ấn đồng Lương tài hầu chi ấn (Bảo tàng TP.HCM), tượng Chăm Ganesha (Bảo tàng Lịch sử TP.HCM), áo dài (Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ), tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Hộp kể chuyện được lắp đặt tại TP.HCM là công trình dựa trên thiết kế của Bảo tàng Confluences (Lyon, Pháp), có sự tư vấn và theo sát quá trình thi công của các chuyên gia ở Bảo tàng Confluences. Ở Lyon, những chiếc hộp này được đặt tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bệnh viện nhằm phục vụ những người có ít điều kiện lui tới bảo tàng có thể tìm hiểu về hiện vật của các bộ sưu tập được trưng bày ở các bảo tàng.

"Chiếc hộp kể chuyện" là một trong những dự án thể hiện tình hữu nghị trong quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam. Ảnh: Thiện Hợp

"Chiếc hộp kể chuyện" là một trong những dự án thể hiện tình hữu nghị trong quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam. Ảnh: Thiện Hợp

FSPI là Quỹ đoàn kết cho các dự án đổi mới, xã hội, cộng đồng Pháp ngữ và phát triển con người. Chương trình này cho phép các Đại sứ quán thực hiện tại nước sở tại các dự án vì lợi ích của người dân địa phương (số tiền dao động từ 100.000 đến 1 triệu euro, tùy thuộc vào khu vực địa lý liên quan và loại hình dự án. Thời gian tối đa để thực hiện mỗi dự án là 2 năm).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm