Ở huyện biên giới vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa), hình ảnh lá cờ Tổ quốc được treo trước cửa mỗi nhà mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết Độc lập. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Mường Lát có 36 bản đồng bào Mông đang sinh sống. Nhiều bản nằm cách xa trung tâm huyện lỵ hàng chục km đường rừng như bản Tà Cóm cách trung tâm xã Trung Lý gần 40km. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Từ sáng sớm, những phụ nữ Mông trong bộ quần áo nhiều sắc màu, địu con cùng nhau xuống núi về trung tâm bản Nà Ón (xã Trung Lý, Mường Lát) vui Tết Độc lập cùng với các đồng bào dân tộc cùng sinh sống ở huyện Mường Lát. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Hai năm trước Mường Lát trải qua hai trận lũ lịch sử thiệt hại nặng nề, nhưng với đồng bào các dân tộc, Tết Độc lập luôn là niềm vui, tự hào, ý nghĩa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Những chiếc váy xòe được thêu tỉ mỉ như thể chỉ dành riêng cho những dịp đặc biệt của phụ nữ Mông. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Nét duyên dáng trong sắc màu truyền thống của người Mông. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Tết Độc lập cũng là dịp những cháu nhỏ được bố, mẹ cho ăn kem ốc quế và kem nhiều màu, được hòa cùng không khí nhộn nhịp tươi vui. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Những năm trước đây, cứ đến dịp mùng 2-9 huyện Mường Lát lại tổ chức các trò chơi dân gian cho bà con tham gia. Bà con phấn khởi tham gia theo dõi một trận bóng đã từ trên lưng chừng núi tại bản Nà Ón (Trung Lý). Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát, ông Lâu Minh Pó (người Mông) cho biết: " Từ xa xưa, người Mông bị kẻ thù truy sát nên thường chọn cách sinh sống trên các ngọn núi cao. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, người Mông sung sướng được xuống núi, vì thế đồng bào dân tộc Mông rất coi trọng Tết Độc lập. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, cho biết cuộc sống của đồng bào Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã thay đổi đáng kể. Bà con được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Tỉ lệ hộ đói nghèo giảm nhiều, các em nhỏ đều đến trường học chữ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG