Người Sài Gòn dùng điện thoại để né điểm ngập

Ngày 22-5, ông Diệp Nguyên Thịnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị (Công ty TNĐT) cho biết, đơn vị vừa đưa ra ứng dụng UDI Maps để cung cấp thông tin về tình hình ngập mưa cho địa bàn TP.HCM.

Ông Thịnh cho biết thêm, ứng dụng này do nhóm kỹ sư tin học của Công ty TNĐT nghiên cứu xây dựng nhằm cung cấp cho người dân những thông tin cụ thể nhất về diễn biến ngập mưa và cả tình trạng ngập do triều cường trên địa bàn TP.

Người Sài Gòn dùng điện thoại để né điểm ngập ảnh 1

UDI Maps sử dụng bản đồ nền giao thông và các tính năng tìm đường được cung cấp bởi Google, cung cấp thông tin chi tiết.

Hiện ứng dụng này đã hoạt động được gần một tuần và nhận được những phản ứng tích cực từ người sử dụng.

Tuy nhiên, do thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên tính đến chiều 22-5, chỉ mới có khoảng 500 người cài đặt úng dụng này.

Anh Trương Quốc Bình, cán bộ kỹ thuật của Công ty TNĐT cho biết, sau khi lên mạng tải và cài đặt thành công phần mềm UDI Maps, người sử dụng sẽ nhận được các thông về cảnh báo ngập trước khi mưa xuất hiện khoảng từ 2-3 tiếng đồng hồ.

Người Sài Gòn dùng điện thoại để né điểm ngập ảnh 2

Người dùng sẽ được cung cấp thông tin về tình hình mưa, triều cường và các điểm ngập đang diễn ra trên địa bàn TP.HCM; hỗ trợ thông tin để tìm các tuyến đường thay thế, tránh các vị trí ngập sâu.

Khi xảy ra mưa, các thông sẽ hiển thị thêm trên màn hình. Khi click vào các chỉ dấu này, người sử dụng sẽ nhận được thông tin về lượng mưa, mức độ ngập và cả hình ảnh ngập qua các camera giám sát ngập…

“Người sử dụng có thể nhập tên tuyến đường mình muốn di chuyển để biết thêm diễn biến ngập để ứng phó. Ví dụ sau khi nhập thông tin muốn đi từ điểm A dến điểm B màn hình diện thoại sẽ hiển thị hình ảnh tuyến đường cần đi cùng các điểm ngập (nếu có). Dựa vào mức độ ngập, ví như thấy trên tuyến đường này có nhiều điểm ngập sâu từ 30cm trở lên thì người dân nên né tuyến đường này, tìm đường khác”, anh Bình hướng dẫn.

Người Sài Gòn dùng điện thoại để né điểm ngập ảnh 3

Khi click vào biểu tượng camera, người  sử dụng sẽ nhận được hình ảnh về mức độ ngập ở từng địa điểm cụ thể.

Theo anh Bình, hiện tại ứng dụng chưa cung cấp sơ đồ các tuyến đường đi để “né” điểm ngập. Tuy nhiên, khoảng từ 3-4 tháng tới phần thông tin này sẽ được bổ sung vào ứng dụng.

Ngoài việc cung cấp thông tin dự báo ngập và tình trạng ngập, ứng dụng còn cho phép người dử dụng cung cấp thông tin về điểm ngập (nhất là các điểm ngập đường nhánh, hẻm nhỏ) bằng cách gửi hình ảnh hoặc thông tin cho đơn vị quản lý ứng dụng.

Người Sài Gòn dùng điện thoại để né điểm ngập ảnh 4

Người dân cũng có thể tham gia gửi thông tin, hình ảnh các vị trí ngập nước ghi nhận được thông qua ứng dụng. 

Hiện tại, ứng dụng trên chỉ mới sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone) có hệ điều hành Android. Dự kiến, trong thời gian tới Công ty TNĐT sẽ bổ sung thêm ứng dụng cho hệ điều hành iOS.

“Trong quá trình sử dụng ứng dụng trên, nếu thấy có những khó khăn hay vấn đề gì chưa hợp lý người sử dụng có thể gửi thông tin ở phần góp ý sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp gặp khó khăn về cài đặt ứng dụng người sử dụng vẫn có thể gửi thôn tin về kho ứng dụng để chúng tôi hướng dẫn cài đặt. Chúng tôi luôn bố trí người theo dõi các thông tin phản hồi từ người sử dụng để hướng dẫn kịp thời”, anh Bình cho biết thêm.

TP.HCM: Cấp bách giải cứu các dự án BT nghìn tỷ bị 'đắp chiếu'

TP.HCM: Cấp bách giải cứu các dự án BT nghìn tỷ bị 'đắp chiếu'

(PLO)- Cầu, đường Bình Tiên nằm “trên giấy” 10 năm, đường vành đai 2 đoạn qua TP Thủ Đức bế tắc, 3 km đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành không thể làm xong… Nhiều năm qua, các dự án BT ở TP.HCM liên tục gặp khó khăn, dang dở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Cần cơ chế để hồi sinh các dự án BT ở TP.HCM

Cần cơ chế để hồi sinh các dự án BT ở TP.HCM

(PLO)- Theo dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54, TP.HCM muốn triển khai lại dự án theo hợp đồng BT với điểm “mở” là thanh toán bằng ngân sách giúp TP sớm thu hút nhà đầu tư vào các dự án.