Nhà bán trú, lớp học chờ sập, thầy trò đối mặt với 'tử thần'

Ghi nhận vủa PVBáo Pháp Luật TP.HCM, tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nam Động (Quan Hóa, Thanh Hóa) suốt hai năm qua, toàn bộ dãy nhà bán trú gồm 8 phòng là nơi ăn ở sinh hoạt của hơn 100 học sinh đã xuống cấp khá nghiêm trọng.

Đáng chú ý, tại hai phòng ở cuối cùng dãy nhà không ít những vết rạn nứt ngang lọt thỏm cả 1 ngón tay, tương tự ở bên trong mỗi căn phòng dành cho 8 đến 10 HS ở cũng xuất hiện nhiều vết nứt chằng chịt.

Trao đổi với PV, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nam Động - thầy Hà Văn Thành cho biết, hiện nay 2/8 phòng của dãy nhà đã không sử dụng được vì xuống cấp khá nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Hiện nay những học sinh ở bán trú chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mường. Đa số đều là học sinh nghèo khó lại ở những bản cách rất xa trung tâm, khoảng 20km như bản Bâu, bản Bấc, bản Lở, bản Nót.

Trong những năm học đã qua, nhà trường đã kiến nghị lên cơ quan cấp trên sớm có phương án sửa chữa hiệu quả hoặc là xây mới để từ đó đảm bảo cho các em HS ở bán trú thay vì nơm nớp, phập phồng lo sợ. 

Toàn cảnh dãy nhà bán trú Trường PTDT Bán trú THCS Nam Động đang xuống cấp khá nghiêm trọng.

Toàn bộ phần trái của dãy nhà 8 phòng ở của hơn 100 học sinh Trường PTDT Bán trú THCS Nam Động đã bị rạn nứt nghiêm trọng.

Tương tự, phía bên trong nhiều căn phòng của học sinh bán trú xuất hiện nhiều vết đứt gãy.

Dù vết rạn nứt xuất hiện nhiều nơi, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng đến nay dãy nhà bán trú cho học sinh vẫn chưa được cấp chính quyền quan tâm đúng mức, khiến cho học sinh ăn ở tại đây nơm nớp lo sợ.

Tương tự, tại huyện biên giới Quan Sơn, Trường tiểu học Tam Thanh có 6 phòng học đều đã phải đóng cửa vì xuống cấp khá nghiêm trọng, trong khi đó học sinh đang phải học 3 phòng tranh tre nứa lá và 3 phòng học tạm để đảm bảo chương trình học tập của các em trong những năm học đã qua.

Thầy giáo Võ Văn Khương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Thanh không giấu được sự lo lắng khi trường xuống cấp dù cũng đã được huyện này cấp kinh phí sửa chữa, tuy nhiên hệ thống tường nhà, cửa sổ… vẫn không ngừng xuống cấp vì trải qua mưa lũ suốt 25 năm qua.

Theo thầy Khương, trường hiện có 418 học sinh nhưng chỉ có 15 phòng học, trong đó là 3 phòng tranh tre, 3 phòng học tạm sử dụng từ kho chứa đồ dùng học tập của trường, từ đó khiến cho công tác dạy học của thầy cô luôn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, theo thầy Khương, toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh của HS cũng đang rất tạm bợ và nhà công vụ của nhà trường được xây dựng vào năm 2012 cũng đã xuống cấp, chưa kể nhà trường không có thư viện và các phòng chức năng.

“Điều nhà trường lo lắng nhất là học sinh đang phải ngồi học trong điều kiện mất an toàn. Bên cạnh đó, do thiếu thốn cơ sở vật chất nên khi nhà trường thực hiện chương trình sách giáo khoa mới mà không có phòng học thì không thể dạy được”, thầy Khương trầm lắng chia sẻ về khó khăn mà thầy cô, học trò nơi đây đang đối mặt. 

6 phòng học của Trường tiểu học Tam Thanh (Quan Hóa) được xây dựng kiên cố cách đây 25 năm đã xuống cấp khá nghiêm trọng và buộc phải đóng cửa vì nguy cơ đổ sập.

Bức tường phía sau dãy phòng học rạn nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

Bức tường phía sau dãy phòng học rạn nứt, cửa sổ... hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

Thiếu phòng học nên 3 lớp phải học trong nhà tranh tre, nứa lá suốt hai năm qua. 

Thậm chí là biến nhà kho của trường thành lớp học.

Thầy Võ Văn Khương kiến nghị cơ quan các cấp sớm quan tâm để các em học sinh Trường tiểu học Tam Thanh sớm có được điều kiện học tập tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm