Nhà thơ Trần Đăng Khoa: 'Thời chúng tôi có cả dàn nhà thơ nhí, nhưng hiện giờ thì không'

(PLO)- Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói, trẻ em hiện giờ rất giỏi, có những em như một thiên tài, nhưng văn chương thì... thời của ông có cả dàn nhà thơ nhí, nhưng hiện giờ không có. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 31-5, Lễ trao Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần 3-2022 và đấu giá nghệ thuật Vì mái trường cho em do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Kết quả được công bố cho thấy, không có Giải thưởng Lớn mang tên Hiệp sĩ Dế Mèn (Cricket Knight); có 5 giải Khát vọng Dế Mèn được trao cho 5 tác phẩm, chùm tác phẩm trong top 8 Vòng Chung kết - chấm điểm; bên cạnh đó, chương trình đấu giá nghệ thuật cũng thu về hàng trăm triệu đồng để hoàn thiện cơ sở vật chất cho điểm trường Huổi Khoang (xã Nậm Mằn, Sông Mã, Sơn La).

Phát biểu tại Lễ trao giải, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo đưa ra một sự liên hệ thú vị với thế hệ thiếu nhi thời ông.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trao giải cho các tác giả. Ảnh: HN

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trao giải cho các tác giả. Ảnh: HN

Ông nói: Trẻ em hiện giờ rất giỏi, có những em như một thiên tài. Về âm nhạc có những giọng ca nhí hát hay vô cùng, kéo nhị rất giỏi, biểu diễn hấp dẫn lắm. Có những em tính nhẩm giỏi không khác gì máy tính…

Tuy nhiên, theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, còn với văn chương thì... thời của ông có cả dàn nhà thơ nhí, nhưng hiện giờ không có.

Dẫn 2 câu thơ rất nắn nót của Trần Dần: “Tôi tiếc khi chân trời không có người bay/ Và lại tiếc khi người bay mà không có chân trời”, Trưởng BGK nhận định: “Các em hiện giờ có rất nhiều điều kiện chứ không như chúng tôi ngày xưa. Hiện giờ trong công cuộc đổi mới của chúng ta, chân trời ngay dưới gót chân của các em, chỉ có điều các em có bay được không".

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra phần đấu giá nghệ thuật Vì mái trường cho em. Trước phiên đấu giá trực tiếp này, BTC đã tổ chức 3 cuộc đấu giá trên mạng xã hội bán được hơn 66% trong tổng số hơn, thu về gần 300 triệu đồng.

Tại Lễ trao giải, chương trình đấu giá trực tiếp 6 vật phẩm, trong đó có chiếc áo có đủ chữ ký của Đội tuyển Việt Nam 2018, vô địch AFF Cup năm 2018, do hai nhà sưu tập Cao Minh Tuấn và Nguyễn Văn Sỹ tặng....

Hội đồng giám khảo đã thảo luận và cho điểm, chọn 5 tác phẩm điểm cao nhất để trao 5 giải Khát vọng Dế Mèn (Cricket Desire), trị giá: 10.000.000 VND/giải, cho (xếp theo thứ tự A, B, C tên tác phẩm):

1. Biệt đội thám tử và Emma thảm họa (2 truyện dài của Quyên Gavoye, NXB Kim Đồng)

2. Cơ Bản là Cơ Bản (truyện dài, Phạm Huy Thông, NXB Kim Đồng)

3. Đu đưa trên ngọn cây bàng (bản thảo truyện dài, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy)

4. Bản thảo chùm truyện ngắn của Nguyễn Vũ An Băng (9 tuổi)

5. Chiếc dép thất lạc (sách tranh; Tác giả: Geralda De Vos (Bỉ) - Sofia Holt (Thụy Điển), dịch: Kim Ngọc; NXB Kim Đồng)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm