Nhiều dự án giao thông lớn có nguy cơ 'hụt' vốn, TP.HCM kiến nghị gấp

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Theo kế hoạch, nguồn vốn trong nước là 1.768,6 tỉ đồng, thấp hơn 180 tỉ đồng so với nhu cầu vốn đăng ký của TP. Bên cạnh đó, nguồn vốn nước ngoài là 711 tỉ, thấp hơn đăng ký hơn 2.489,9 tỉ đồng nhu cầu vốn mà TP đã đăng ký.

Như vậy, nguồn vốn ngân sách dự kiến phân bổ cho TP là chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của TP trong năm 2022.

an-phu

TP.HCM kiến nghị Trung ương bổ sung nguồn vốn cho các dự án lớn ở TP.HCM. Trong đó có nút giao An Phú, Quốc lộ 50. Ảnh: ĐT.

TP cho rằng đầu tư công là động lực rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ phục hồi kinh tế TP sau dịch COVID-19. Đặc biệt là trong bối cảnh TP.HCM là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua và vai trò của TP trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Theo đó, TP kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phân bố đủ số vốn ngân sách Trung ương trong nước theo nhu cầu vốn TP đã báo cáo.

Từ đó, để TP thực hiện nhiều dự án lớn như xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh theo nhu cầu vốn năm 2022 của dự án (300 tỉ đồng) với số vốn bổ sung là 180 tỉ đồng.

Đồng thời, bổ sung kế hoạch vốn năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương nước ngoài theo nhu cầu của TP là 1.870,100 tỉ đồng.

Cụ thể, bố trí bổ sung đủ vốn cho dự án cải thiện môi trường nước TP, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ giai đoạn 2 là 176 tỉ đồng; bổ sung đủ vốn cho dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 (WB) là 200 tỉ đồng; bổ sung đủ vốn cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là 1.444,100 tỉ đồng.

TP.HCM cũng kiến nghị ưu tiên, bố trí bổ sung vốn cho TP trong năm 2022 và trong giai đoạn trung hạn 2021-2025 để đầu tư các dự án trọng điểm cấp bách của TP như cao tốc TP.HCM – Mộc Bài với tổng mức đầu tư hơn 15.900 tỉ đồng và hơn hơn 5.900 tỉ để hỗ trợ TP thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án này;

Bên cạnh đó là dự án nạo vét, cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm với tổng mức đầu tư hơn 9.353 tỉ đồng; Dự án cải tạo kênh Hy Vọng với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.980 tỉ đồng.

Với kế hoạch xin phân bổ vốn đầu tư công năm 2022 của TP.HCM, các dự án quan trọng như nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên... sẽ được đầu tư.

Đây là những dự án trọng điểm, liên vùng khi hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc, ngập nước cho TP.HCM và các khu vực lân cận.  

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

(PLO)- Ngày 24-2, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO1 đã được Đảng uỷ EVN chuẩn y tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ EVNGENCO1 và được Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVNGENCO1.