Đất nhà máy biến thành chung cư
Theo khảo sát của PPWG được tiến hành trong tháng 5 và 6-2020, với dạng bảng hỏi đối với 512 người dân sống tại Hà Nội, kết quả cho thấy có đến 98% người dân được hỏi ủng hộ quyết định di dời nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội.
Trong đó 93% tán thành xây dựng công viên, 43% tán thành xây dựng cơ sở y tế, 40% tán thành xây dựng cơ sở giáo dục tại đây.
PPWG cũng tiến hành khảo sát thực địa 39 nhà máy thuộc dạng di dời ở quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân, trong số này đã có 21 nhà máy đã di dời.
Trong đó, có 19 nhà máy được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây chung cư thương mại hoặc biệt thự liền kề và chỉ có hai nhà máy được thay thế bằng mục đích sử dụng khác là đường trên cao và đại học tư nhân.
KTS Đinh Đăng Hải, chuyên gia Dự án Thành phố Sống Tốt, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam. Ảnh: T.P
Không gian công cộng Hà Nội đang thiếu
Ông Hải cho hay không riêng Hà Nội, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã sử dụng phương pháp tạo quỹ đất để phát triển khi di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành.
“Cho đến nay đã có nhiều minh chứng cho thấy việc thiếu không gian công cộng tại đô thị có thể làm gia tăng căn bệnh béo phì, tai nạn giao thông… khiến người dân, xã hội phải chi phí rất nhiều để xử lý các vấn đề này” - ông Hải nói.
Để tăng quỹ không gian xanh tại Hà Nội, PGS.TS Phạm Thúy Loan cho rằng, thứ nhất cần phát huy tối đa, nâng cao khả năng phục vụ, lồng ghép các mục tiêu vào không gian công cộng sẵn có.
Thứ hai là tận dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất không sử dụng nữa, đặc biệt là nhà máy đã được di dời để ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng. Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần.

(PLO)- Ban tổ chức cuộc thi thiết kế công trình cột mốc số 0 tại khu vực Hồ Gươm đã giới thiệu 5 thiết kế xuất sắc nhất trong số 105 tác phẩm dự thi.