Nơi yên giấc của nhà yêu nước canh tân Phan Châu Trinh ở TP.HCM

(PLO)-  Gần 100 năm sau ngày nhà yêu nước Phan Châu Trinh mất, những tư tưởng đi trước thời đại của ông vẫn còn nóng hổi. Khu lưu niệm mộ cụ thường xuyên đón khách viếng thăm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay (9-9-2022), tỉnh Quảng Nam đã long trọng kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh (9-9-1872) là người khởi xướng, vận động và lãnh đạo phong trào Duy Tân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tinh thần “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Gần 100 năm trôi qua, nhưng bài học cụ rút ra cho dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị: “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý tặng cho đồng bào là “Chi bằng học”.

Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" của cụ Phan Châu Trinh vẫn còn nguyên giá trị. Ảnh: GIA NGHI

Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" của cụ Phan Châu Trinh vẫn còn nguyên giá trị. Ảnh: GIA NGHI

Ngày 4-4-1926, đám tang ông được cử hành trọng thể tại Sài Gòn. Hàng chục vạn đồng bào thành phố và các tỉnh lân cận tiễn đưa nhà yêu nước đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Ước tính có khoảng 30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ.

Ước tính có khoảng 30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Ảnh: GIA NGHI

Ước tính có khoảng 30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Ảnh: GIA NGHI

Về sự kiện đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, trong một bài viết khác, ngày 5-3-1930, đã nhận xét "người Việt Nam chưa hề được chứng kiến một sự việc to như vậy bao giờ trong lịch sử”.

Một báo cáo của Sở Mật thám Pháp cũng phải thừa nhận đây là "một cuộc biểu dương lực lượng vĩ đại đến nay chưa từng có".

Là người con của Quảng Nam nhưng cuộc đời của cụ Phan Châu Trinh lại bôn ba khắp nơi để tìm đường thoát ly cho dân tộc. Trong đó, Sài Gòn sau này đổi tên TP.HCM là một trong những nơi ông hoạt động sôi nổi và sống những ngày cuối đời.

Tưởng nhớ những đóng góp của ông, chính quyền TP.HCM đã thành lập khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh ở số 9 đường Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình. Khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử quốc gia vào năm 1994.

Khu đền thờ cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI
Khu đền thờ cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI

Khu lưu niệm nằm trong một khuôn viên có diện tích rộng rãi hơn 2.000 m2, khá yên tĩnh, thoáng mát vì bao phủ nhiều cây xanh.

Bà Lê Thị Sáu, năm nay đã 82 tuổi, cháu dâu của cụ Phan Châu Trinh cho biết khu mộ cụ xưa kia là nghĩa trang Gò Công tương tế, thuộc làng Tân Sơn Nhứt. Khi cụ Phan mất, một điền chủ đã hiến đất xây mộ. Ban đầu, đền thờ Phan Châu Trinh xây dựng năm 1930 tại đường Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1. Đến năm 1993, đền này được dỡ bỏ và di dời về cạnh mộ.

"Tôi nghe kể lại chưa từng có lễ tang nào tại Sài Gòn lớn như lễ tang của cụ Phan. Sau này thành lập khu lưu niệm, nhiều người có hình ảnh kỷ niệm ngày mất của ông đã đem đến tặng", bà Sáu kể.

Ngôi mộ của cụ Phan Châu Trinh có nhiều cây xanh bao bọc xung quanh. Ảnh: GIA NGHI

Ngôi mộ của cụ Phan Châu Trinh có nhiều cây xanh bao bọc xung quanh. Ảnh: GIA NGHI

Theo bà Sáu, khu lưu niệm mộ cụ Phan thường xuyên đón khách đến tham quan, ôn lại cuộc đời của cụ, trong đó có cả khách nước ngoài.

“Tình cờ có dịp đi ngang qua và phát hiện khu lưu niệm và mộ phần của cụ Phan Châu Trinh, tôi và một đồng nghiệp đã xin phép người nhà để được vào thăm và tham quan. Thật ngạc nhiên là mộ phần của cụ lại nằm ở mảnh đất phía Nam của đất nước Việt Nam, rất xa với quê hương của cụ là tại xứ Quảng Nam. Điều này cho thấy cụ là anh hùng chí sĩ của cả nước Việt Nam, không phải của chỉ miền Trung quê cụ. Thật tự hào và ngưỡng mộ! Ghé thăm khu lưu niệm để càng hiểu nhiều hơn về cuộc đời và sự nghiệp của cụ!”, - khách tham quan tên Nguyễn Hữu Toại chia sẻ trong sổ lưu niệm.

Những dòng lưu niệm ngưỡng mộ đức độ, tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI

Những dòng lưu niệm ngưỡng mộ đức độ, tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI

Còn khách tham quan Nguyễn Hạc Đạm Thư bày tỏ: Phố tôi ở Hà Nội trước có tên Pháp thời Pháp thuộc, sau này độc lập có tên Phan Chu Trinh. Mẹ tôi rất cẩn thận dặn các con phải hiểu danh nhân như thế nào mới được lưu danh thiên cổ và thế hệ con cháu phải noi gương tiền nhân. Cho nên từ lúc ít tuổi, tôi biết rõ tiểu sử cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu. Nay được đến viếng mộ cụ Phan Châu Trinh và gặp chị Tư Sương cháu cụ và các ảnh gia đình, quê hương tôi hi vọng sự nghiệp cụ về chấn hưng đất nước phải coi giáo dục thế hệ trẻ bằng hành động, khai tâm mở trí, không thể coi nhẹ việc nào mới xây dựng được xã hội văn minh, dân ấm no, hạnh phúc”.

Những dòng lưu niệm ngưỡng mộ đức độ, tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh không chỉ của người Việt Nam. Ảnh: GIA NGHI

Những dòng lưu niệm ngưỡng mộ đức độ, tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh không chỉ của người Việt Nam. Ảnh: GIA NGHI

Theo bà Sáu, sinh thời, cụ Phan Châu Trinh và cụ Phan Thúc Duyện cùng quê Quảng Nam và hoạt động trong phong trào Duy Tân. Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh nằm ở đường Phan Thúc Duyện không chỉ là ngẫu nhiên. Con cháu của cụ Phan Thúc Duyện cũng thường đến khu mộ cụ Phan để tưởng nhớ ông.

Hằng năm đến ngày giỗ cụ, gia đình phối hợp với cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương tổ chức lễ tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh một cách trọng thể. Đồng thời, quỹ học bổng Phan Châu Trinh của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cũng trao học bổng cho các em học sinh, sinh viên hiếu học ở những mái trường mang tên ông.

Sau đây là một số di vật và hình ảnh tại Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh:

Bà Lê Thị Sáu giữ gìn nâng niu những trang lưu bút của khách tham quan khi viếng mộ cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI

Bà Lê Thị Sáu giữ gìn nâng niu những trang lưu bút của khách tham quan khi viếng mộ cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: GIA NGHI

Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI
Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI
Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI

Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI

Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI
Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI
Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI

Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh lưu giữ những hiện vật quý giá về cuộc đời hoạt động của cụ. Ảnh: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Người dân đưa tiễn cụ Phan Châu Trinh về với đất mẹ. Ảnh chụp tư liệu: GIA NGHI

Đền thờ rộng khoảng 40 m2, ở giữa là bàn thờ Phan Châu Trinh, đằng sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiền Khu". Ảnh: GIA NGHI

Đền thờ rộng khoảng 40 m2, ở giữa là bàn thờ Phan Châu Trinh, đằng sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiền Khu". Ảnh: GIA NGHI

Tấm bia sơn son thếp vàng ghi lại cuộc đời của cụ Phan Châu Trinh trong đền thờ do nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng biên soạn ngày 2-8-1926. Ảnh: GIA NGHI

Tấm bia sơn son thếp vàng ghi lại cuộc đời của cụ Phan Châu Trinh trong đền thờ do nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng biên soạn ngày 2-8-1926. Ảnh: GIA NGHI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm