năng động hơn, cởi mở hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Thư ký báo chí của ông Obama, Robert Gibbs, chắc chắn sẽ là một trong những người đầu tiên ra đi và quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Pete Rouse có thể cũng vậy. Những cuộc ra đi này sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách quản lý Nhà Trắng và “thể diện” của Nhà Trắng đối với thế giới.
được nằm trong tầm dự đoán.
Những động thái trên cho thấy sự thay đổi đang đến với Nhà Trắng, theo cách biến nơi đây thành một nơi năng động hơn và đổi lại sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự, ảnh hưởng đến cả nước Mỹ. Văn phòng Phó tổng thống cũng trải qua một cuộc thay máu, với chánh văn phòng Ron Klain chuẩn bị rời đi để điều hành một công ty đầu tư.
Mục đích của Nhà Trắng là trở nên hiệu quả hơn, cởi mở hơn, tự tái tổ chức cho một chính phủ đang bị chia rẽ, tìm kiếm những tiếng nói mới và đưa Obama tái đắc cử.
“Máu cũ” và “máu mới”
quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng, sau khiRahm Emanuel ra đi.
Được biết, William Daley đang được cân nhắc để thay thế Rouse làm chánh văn phòng Nhà Trắng, vị trí được cho là “gác cổng” quan trọng nhất trong chính trường Mỹ. Delay, một giám đốc ngân hàng, cựu thư ký nội các dưới thời Tổng thống Bill Clinton, tỏ ra muốn nhận công việc này. Rouse, một người luôn ngại xuất hiện trước ống kính máy quay, đã thực hiện nhiệm vụ của mình khá tốt khi là quyền chánh văn phòng. Song ông không bao giờ muốn lưu lại vị trí này lâu. Nếu Rouse quyết định ra đi, Daley chắc chắn sẽ được thế chân.
Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Lawrence Summers.
Gene Sperling, một quan chức ngân khố, nhân vật “diều hâu” về thâm hụt ngân sách, có mối quan hệ với Phố Wall và chính quyền Clinton cũ, được xem như là ứng cử viên sáng giá nhất trở thành cố vấn trưởng về kinh tế cho Obama. Công bố sẽ được đưa ra vào thứ sáu này. Sperling sẽ thay thế Lawrence Summers làm giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia. Vị trí này được cho là quan trọng đối với Obama, cho cả sự thịnh vượng của nước Mỹ cũng như tương lai chính trị của ông, trong thời điểm tỉ lệ thấp nghiệp tăng mạnh.
Jim Messina, phó chánh văn phòng Nhà Trắng đảm nhiệm mảng chính trị, luật pháp và hoạt động của Nhà Trắng, dự kiến cũng ra đi để chuẩn bị cho nỗ lực tái tranh cử của Obama ở bên ngoài Chicago. Alyssa Mastromonaco sẽ lên thay thế ông, giám sát hoạt động của Nhà Trắng, gồm có đội ngũ nhân viên và ngân sách. Mona Sutphen, phó chánh văn phòng phụ trách chính sách, dự kiến cũng rời chức vụ của mình.
David Axelrod, một trong những cố vấn, chiến lược gia được tin cậy nhất của Obama, cũng sắp rời Nhà Trắng sau Thông điệp liên bang vào tháng 1. Ông dự kiến sẽ trở lại quê nhà ở Chicago và đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tái tranh cử của Obama. David Plouffe, giám đốc chiến dịch tranh cử tổng thống của Obama và là một cố vấn bên ngoài Nhà Trắng của Obama trong suốt 2 năm qua, dự kiến sẽ tới tòa Bạch Ốc vào đầu tuần tới với tư cách cố vấn cấp cao.
Nguyên nhân của cuộc “thay máu”
Với những người trong cuộc, ai đến và ai đi đều có nguyên nhân của nó. Một nhân tố nòng cốt đang hình thành trong suy nghĩ của Obama là động lực mới ở Washington. Đảng Cộng hòa đã nắm thế thượng phong ở Hạ viện và đang đe dọa thế đa số của Dân chủ tại Thượng viện. Và điều này có thể làm thay đổi căn bản chương trình nghị sự của Nhà Trắng.
Chánh văn phòng của Obama phải thay đổi thái độ với các cơ quan lập pháp và hành pháp, để đối phó với một Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm giữ. Nhà Trắng cũng sẽ phải “phòng thủ” nhiều hơn là “phản công”, cố gắng bảo vệ và tăng cường luật cải cách y tế khổng lồ cũng như cải cách Phố Wall của mình trong một năm qua, đối phó hữu hiệu hơn với sự giám sát ngày càng chặt chẽ của đảng Cộng hòa.
Một vấn đề khác nữa là sự mệt mỏi, quá tải. Những người như Axelrod và Gibbs, những người đã ở bên Obama ngay từ đầu, cần được nghỉ ngơi. Những người khác ở Nhà Trắng cũng vậy, họ cũng đã bị vắt kiệt trong guồng quay làm việc dày đặc. Một số nhân viên cấp cao đã đến lúc mong mỏi được làm ít giờ hơn, có thời gian với gia đình nhiều hơn và một đồng lương cao hơn ở những công ty tư nhân.
Cuộc cải tổ lần này cũng phản ánh cơ hội lớn đầu tiên cho Nhà Trắng của Obama nhìn nhận chặng đường họ đã đi qua. Dự kiến cuộc “thay máu” được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu Obama đề ra: kết nối tốt hơn với người dân Mỹ.
Theo Phan Anh (Dân trí/AP)