Nhiều chính sách quan trọng về tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 3

Từ ngày 1-3, một số quy định mới về về tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng và tiền lương làm căn cứ tính các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực.

Tăng 7,4% lương hưu

Thông tư 37/2021 của Bộ LĐ-TB&XH việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ có hiệu lực từ ngày 15-3.

Theo đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng của tháng 12-2021. Thời gian điều chỉnh được tính từ 1-1-2022.

Đối tượng điều chỉnh gồm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động... sẽ tăng 7,4% từ ngày 15-3. Ảnh minh họa: NGUYỆT NHI

Tăng mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc

Thông tư 2/2022 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 1-1-2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng có hiệu lực thi hành từ 15-3.

Theo đó, mức trợ cấp hằng tháng được điều chỉnh như sau:

Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 2.473.000 đồng/tháng (Trước đây là 2.116.000 đồng/tháng).

Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng (trước đây là 2.048.000 đồng/tháng).

Đối với các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng (trước đây là 1.896.000 đồng/tháng).

Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 1-1-2022.

Tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động

Thông tư 28/2021 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có sẽ hiệu lực từ 1-3.

Theo đó, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ được điều chỉnh.

Tiền lương làm căn cứ thực hiện các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp.

Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ sáu tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

Mức tiền lương tháng được xác định tuỳ theo từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân; người lao động làm việc theo hợp đồng; người học nghề, tập nghề; người lao động trong thời gian tập việc, thử việc...

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

(PLO)- Bắt thêm bạn gái Bùi Đình Khánh và 7 bị can trong chuyên án ma túy; Hà Nội: Cháy nhà lúc rạng sáng làm 4 người thương vong; Tạm giữ giám đốc công ty sản xuất bột canh, mì chính giả; Khởi tố 2 người mua bán tài khoản ngân hàng ở tỉnh Lâm Đồng; Mẹ con người phụ nữ bị cướp 2 lần trên 1 đoạn đường trong đêm.

Đọc thêm

Một số việc luật sư không được làm với khách hàng

Một số việc luật sư không được làm với khách hàng

(PLO)- Luật sư không được làm một số việc với khách hàng như “gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho...”, kể cả khi việc “gợi ý, đặt điều kiện” đó không gắn với công việc, dịch vụ pháp lý của luật sư.