Quết bánh phồng ăn tết

Lúa, nếp được đem phơi se vỏ, rồi dùng thúng xúc, dùng chiếu để quạt tạo gió hay nương theo gió trời để giê lúa, nếp cho thật sạch.

Giã bột làm bánh phồng. 

Đem nếp đổ vô cối xay để bỏ vỏ, lấy hạt. Hạt đem bỏ vô cối đá dùng chày đôi, chày đơn giã sạch rồi ngâm quết bánh phồng hay chuẩn bị gói bánh tét khi không khí mùa xuân mới đã cận kề.

Ở miền quê yên tĩnh, người ta ngủ khi gà lên chuồng và cũng thức giấc khi gà gáy canh tư. Nhà nào muốn quết bánh thường phải vần công với những gia đình khác trong xóm. Có vậy mới vui, công việc lại nhẹ nhàng mà tình làng nghĩa xóm thêm thắm thiết.

Bánh phồng có nhiều loại tùy theo nguyên liệu làm bánh mà có cách gọi khác nhau, đặc biệt hương vị của mỗi loại bánh phồng nếp là khi nướng lên ăn rất giòn, xốp. Để bánh ngon phải chọn nếp dẻo như nếp bà bóng, nếp mỡ.

Để quết được một ổ bánh, người quết phải có sức khỏe (thường do các chàng trai trong xóm đảm nhiệm) và sự phối hợp nhịp nhàng giữa người quết và người vùa (đảo bánh). Người vùa thường là các chị, các bà đứng tuổi vừa nhanh tay, vừa có kinh nghiệm, bởi nó quyết định chất lượng “sản phẩm”. Lúc đầu, xôi còn nóng dính cối, người vùa dùng nước đậu xanh thấm tay, đảo liên tục. Khi thấy bánh đã nhuyễn, thì vào nước đường thắng cho bánh vừa độ ngọt, rồi tiếp tục vô nước đậu đến khi đạt yêu cầu. Lúc ấy, người ta nhanh chóng chuyển sang bộ phận bắt bánh. Người bắt bánh vo thành viên tròn rồi chuyền cho người cán bánh.

Bánh được các thiếu nữ khéo tay cán bằng ống tre già, lên nước nhẵn bóng. Người ta dùng lòng đỏ trứng gà đã luộc, nấu với dầu dừa thoa lên giấy và ống cán. Như vậy, bánh không bị dính, bóng và thơm ngon hơn. Các công đoạn phải làm nhanh nhẹn, nếu không bánh bị nguội cán không ra, phải hấp lại, mất ngon. Bánh cán xong được trải lên những đôi chiếu lát mới hoặc những tấm mê bồ chưa xài đến.

Cũng xin nói thêm rằng, từ trong những nét sinh hoạt đậm chất văn hóa này cũng là dịp để cho… các chàng trai, cô gái trong xóm “để mắt” chọn người bạn đời của mình. Bao nhiêu gia đình con đàn cháu đống bắt nguồn từ bếp lửa quết bánh phồng chốn thôn quê.

Trong những ngày giáp tết khí trời hay lạnh, do vậy, bọn trẻ rất thích thú được ngồi quanh đống lửa để chờ xem các mẹ, các chị nướng bánh phồng. Nướng bánh phồng cũng là một nghệ thuật. Bánh phồng thường được nướng bằng củi mo nang hoặc rơm mới và dùng gắp chẻ bằng dọc dừa còn tươi là ngon nhất. Nướng bánh cũng góp phần thể hiện sự thành công của món ăn độc đáo này. Nếu cán bánh khéo, nướng bánh có tay nghề thì cái bánh nướng sẽ trùi lớn hơn gấp nhiều lần, bánh lại xốp, ngọt phau thấm đậm hương vị hồn quê!

Cho đến bây giờ, có lẽ không mấy ai biết được chính xác là bánh phồng đã ra đời từ lúc nào, chỉ biết rằng bánh phồng cùng với bánh tét luôn có mặt trên bàn thờ của người miền Tây Nam Bộ mỗi khi tết đến xuân về. Nhiều nhà nghiên cứu dân gian còn cho rằng, nếu ở miền Bắc có bánh chưng - bánh giầy gắn liền với câu chuyện Lang Liêu và cách lý giải “trời tròn đất vuông” thì bánh tét - bánh phồng cũng tượng trưng cho vũ trụ, trời đất. Hơn thế, nó còn gợi đến hình ảnh phồn thực cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người, sự đầm chồi nảy lộc của vạn vật mùa xuân.

HỒNG MINH

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 “Ông Tà” mà không tà!

“Ông Tà” mà không tà!

Hiện nay một số địa danh mang tên “Ông Tà” vẫn còn phổ biến và ăn sâu vào sinh hoạt tinh thần ở Nam Bộ. Như miễu Ông Tà ở Tri Tôn, láng Ông Tà, rạch Ông Tà…
Về Phú Hữu ăn bưởi Năm Roi

Về Phú Hữu ăn bưởi Năm Roi

Nói đến quận Thủ Đức (TP.HCM) là du khách nghĩ đến món ăn nem chua độc đáo, nhắc đến Bến Tre là nghĩ ngay đến kẹo dừa và mọi người sẽ nhắc đến gạo Chợ Đào khi đến Long An.
Tết miền Tây

Tết miền Tây

Hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có cách đón tết Nguyên đán gần giống nhau.
Chợ xuân Bến Tre quê tôi

Chợ xuân Bến Tre quê tôi

Trước năm 1975 và sau đó chừng mười năm, mỗi dịp tết Nguyên đán về, người dân Bến Tre tấp nập đổ về một tụ điểm “muôn sắc muôn màu” - gọi là chợ bông.
Về miền Tây, thương…

Về miền Tây, thương…

Chữ thương của miền Tây ngọt ngào, nặng tình nặng nghĩa biết bao. Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được…
Nhớ chết bỏ!

Nhớ chết bỏ!

Năm 1979, lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn, học Trường ÐH Tổng hợp. Thỉnh thoảng tôi dẫn bạn về quê để khoe xứ mình trù phú.
Tết quê ấm lòng

Tết quê ấm lòng

Nhắc tới tết quê là nhớ tới những lời thăm hỏi nhau chân tình, những lúc chia sẻ từng lon nếp, tấm lá chuối gói bánh hay cùng nấu chung nồi bánh tét để cảm nhận mình được tắm đẫm trong tình yêu thương của con người trong mùa xuân mới.
“Gia phả ngầm” ở Nam bộ

“Gia phả ngầm” ở Nam bộ

Cháo ám đựng muỗng vùa, tiên tổ khai đường hậu thế. Rơm đồng thui cá lóc, cháu con cảm đức tiền nhân.
“Quê” và “Dinh”

“Quê” và “Dinh”

Khi lòng tự hào đất nước và tình tự dân tộc còn thì lòng yêu thương tiếng nói còn mãi...
Xốn xang giọng Quảng

Xốn xang giọng Quảng

Cái giọng xứ Quảng không giàu chất nhạc, chẳng ngọt ngào, nhiều khi phát âm nghe có vẻ vụng về và “quê một cục”…
Dân ca xứ Nẫu

Dân ca xứ Nẫu

“Ông ở đau mà nghe giọng nói quen quen? (Cười) Dân nẫu hớn? Tui cũng dân nẫu đay”.
Tết ở làng Lụa Hội An

Tết ở làng Lụa Hội An

Làng Lụa trải rộng trên một diện tích 2,1 ha với những nếp nhà rường cổ xưa, đường làng quanh co uốn lượn giữa những hàng cây cổ thụ, đầm sen…
Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Nơi Lệ Mật (Hà Nội), rắn đã tạo nên một lịch sử làng độc đáo và một lễ hội truyền thống đặc sắc.
Món rắn ở Nam Bộ

Món rắn ở Nam Bộ

Xuân năm Tỵ đang về, trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân, có tô cháo rắn hổ hành béo ngậy, ngọt lịm ăn vào, không gì khoan khoái cho bằng!
Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Để cung cấp hoa trong dịp tết Quý Tỵ, nhiều nhà vườn trồng hoa tại miền Trung đang tất bật làm đất, xuống giống, chăm sóc… để chuẩn bị cho hoa ra chợ, đúng thời điểm vào dịp cuối năm.