Về Phú Hữu ăn bưởi Năm Roi

 Du khách về miền Tây bây giờ mà không thưởng thức đặc sản của Hậu Giang - bưởi Năm Roi - là điều rất thiếu sót.

Bưởi hình hồ lô. 

Về cái tên “bưởi Năm Roi” có nhiều giai thoại nhưng đến nay giả thiết ngồ ngộ được nhiều người biết đến là câu chuyện của ông Trần Văn Bưởi (1918-1990), người làng Mái Dầm nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang. Sinh thời ông Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối, ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra nếm thử thấy vị ngon, mọng nước, ông lấy hạt mang về Phú Hữu trồng thử và phát triển đến nay. Sau khi giống bưởi này được phổ biến, người các nơi khác cũng đến xin cây giống về trồng.

Vì sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quý nên ông răn đe “Ai hái trái cây của ông là phải bị đánh đòn bằng năm roi mây”. Từ đó giống bưởi này có tên gọi. Ngày nay bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất ở Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) và huyện Bình Minh (Vĩnh Long).

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, bưởi Năm Roi ít bị sâu bệnh, trái ngọt và to. Ngày nay bằng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, người nông dân có thể cho trái quanh năm, thu nhập khá ổn định, nhẹ công chăm sóc, đầu ra sản phẩm dễ dàng, thường không bị “dội chợ”. Chị Lê Thị Thu, ấp Phú Trí A, xã Phú Hữu, hiện đang trồng đến 6.000 m2 bưởi Năm Roi, cho biết: “Đây là thương hiệu của quê tôi, nhờ nó mà nông dân chúng tôi có đời sống khấm khá hơn trước rất nhiều…”.

Loại bưởi Năm Roi có trái tập trung ở thân cây, da sần màu hơi vàng, cuống trái lớn, múi bưởi khi chín rất đầy đặn, không hạt, màu vàng mỡ gà, không đắng, không the, vị ngọt dịu. Người dân nơi đây còn sản xuất loại rượu bưởi thơm ngon, rất được ưa chuộng. Hiện nay sản lượng bưởi cả xã đạt trên 85.00 tấn/năm. Bình quân mỗi cây cho thu hoạch trên 210 trái/năm. Ưu điểm của bưởi Năm Roi Phú Hữu là trồng tập trung, dễ đầu tư kỹ thuật tạo nguồn trái chất lượng cao cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.

Những năm gần đây, nhiều nông dân Phú Hữu còn sáng tạo hơn trong việc thay đổi hình dáng trái bưởi: tạo hình hồ lô rất đẹp mắt, giá bán rất cao, xuất khẩu mạnh. Người đầu tiên thực hiện sáng kiến này là ông Võ Trung Thành, ấp Phú Trí A. Năm 2007 ông tiến hành thử vài chục trái, kết quả chỉ có một vài trái đạt yêu cầu. Ông tiếp tục mày mò nghiên cứu và khắc phục dần những điểm yếu của kỹ thuật tạo hình. Năm 2008 ông mang sản phẩm của mình đi thi trái cây ngon tại Hội chợ quốc tế Cần Thơ và đạt được Giải trái cây có mẫu mã sáng tạo. Chưa dừng lại ở nghệ thuật tạo hình, ông Thành cùng các thành viên khác ở CLB ấp Phú Trí còn đăng ký tham gia vào mô hình trồng bưởi theo quy trình VIETGAP và đạt cùng lúc hai mục tiêu là tạo ra sản phẩm trái cây sạch và khẳng định được giá trị trái bưởi Năm Roi của vùng đất quê mình.

Thời gian tới nông dân Phú Hữu còn dự định tạo hình nghệ thuật bưởi Năm Roi hình vuông, trên bề mặt lộ hình bức tranh, bước đầu đang có những tín hiệu khả quan.

Đi trên quê bưởi Năm Roi Phú Hữu, du khách sẽ đắm say trong hương bưởi thơm lừng, bất ngờ trước những cánh vườn bưởi bạt ngàn xanh thẳm trái, trĩu nặng cành…

TÔ PHỤC HƯNG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 “Ông Tà” mà không tà!

“Ông Tà” mà không tà!

Hiện nay một số địa danh mang tên “Ông Tà” vẫn còn phổ biến và ăn sâu vào sinh hoạt tinh thần ở Nam Bộ. Như miễu Ông Tà ở Tri Tôn, láng Ông Tà, rạch Ông Tà…
Quết bánh phồng ăn tết

Quết bánh phồng ăn tết

Ở vùng đất Cửu Long, ngoài những giống lúa mùa quen thuộc, nông dân còn cấy nếp để tăng thêm hương vị cho cuộc sống. Gặp mưa thuận gió hòa thì chừng cuối tháng 11 đầu tháng Chạp là lúa, nếp chín vàng đồng, bông oằn trĩu hạt.
Tết miền Tây

Tết miền Tây

Hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có cách đón tết Nguyên đán gần giống nhau.
Chợ xuân Bến Tre quê tôi

Chợ xuân Bến Tre quê tôi

Trước năm 1975 và sau đó chừng mười năm, mỗi dịp tết Nguyên đán về, người dân Bến Tre tấp nập đổ về một tụ điểm “muôn sắc muôn màu” - gọi là chợ bông.
Về miền Tây, thương…

Về miền Tây, thương…

Chữ thương của miền Tây ngọt ngào, nặng tình nặng nghĩa biết bao. Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được…
Nhớ chết bỏ!

Nhớ chết bỏ!

Năm 1979, lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn, học Trường ÐH Tổng hợp. Thỉnh thoảng tôi dẫn bạn về quê để khoe xứ mình trù phú.
Tết quê ấm lòng

Tết quê ấm lòng

Nhắc tới tết quê là nhớ tới những lời thăm hỏi nhau chân tình, những lúc chia sẻ từng lon nếp, tấm lá chuối gói bánh hay cùng nấu chung nồi bánh tét để cảm nhận mình được tắm đẫm trong tình yêu thương của con người trong mùa xuân mới.
“Gia phả ngầm” ở Nam bộ

“Gia phả ngầm” ở Nam bộ

Cháo ám đựng muỗng vùa, tiên tổ khai đường hậu thế. Rơm đồng thui cá lóc, cháu con cảm đức tiền nhân.
“Quê” và “Dinh”

“Quê” và “Dinh”

Khi lòng tự hào đất nước và tình tự dân tộc còn thì lòng yêu thương tiếng nói còn mãi...
Xốn xang giọng Quảng

Xốn xang giọng Quảng

Cái giọng xứ Quảng không giàu chất nhạc, chẳng ngọt ngào, nhiều khi phát âm nghe có vẻ vụng về và “quê một cục”…
Dân ca xứ Nẫu

Dân ca xứ Nẫu

“Ông ở đau mà nghe giọng nói quen quen? (Cười) Dân nẫu hớn? Tui cũng dân nẫu đay”.
Tết ở làng Lụa Hội An

Tết ở làng Lụa Hội An

Làng Lụa trải rộng trên một diện tích 2,1 ha với những nếp nhà rường cổ xưa, đường làng quanh co uốn lượn giữa những hàng cây cổ thụ, đầm sen…
Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Nơi Lệ Mật (Hà Nội), rắn đã tạo nên một lịch sử làng độc đáo và một lễ hội truyền thống đặc sắc.
Món rắn ở Nam Bộ

Món rắn ở Nam Bộ

Xuân năm Tỵ đang về, trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân, có tô cháo rắn hổ hành béo ngậy, ngọt lịm ăn vào, không gì khoan khoái cho bằng!
Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Để cung cấp hoa trong dịp tết Quý Tỵ, nhiều nhà vườn trồng hoa tại miền Trung đang tất bật làm đất, xuống giống, chăm sóc… để chuẩn bị cho hoa ra chợ, đúng thời điểm vào dịp cuối năm.