Nhớ chết bỏ!

Lần ấy, tôi đưa thằng Sĩ quê ở Buôn Ma Thuột, thằng Hảo dân Thái Bình về. Ban ngày bọn tôi tát mương bắt tôm cá, tối xách đàn ghi ta ca hát suốt đêm. Bà nội tôi thấy vậy nhắc khéo:

- Khuya rồi, tụi con đập cẳng đi ngủ đi kẻo phiền hàng xóm!

Hai thằng bạn há hốc mồm chẳng hiểu ất giáp gì. Tôi phải giải thích, miền quê  xưa còn mộc mạc lắm, không có ai mang dép, tối lên giường chỉ có đập hai cái cẳng (chân) vào nhau! Bây giờ đi ngủ, dù có mang dép bà cũng nói là “đập cẳng”.

Lần sau, tôi theo thằng bạn là Trần Dũng đến thị xã Trà Vinh. Người bạn trong xóm chào nó:

- Mới bdìa hả quây?

- Ừ mới bdìa!

- Mình ên hả?

- Có bạn nữa!

Buổi sáng, lúc 5 giờ, tôi nghe nhạc hiệu đài truyền thanh thị xã mở đầu bằng câu: “Ðây là Ðài Truyền thanh thị xã Trà Bdinh!”. Cách phát âm phụ âm “v” bằng cách mím chặt môi rồi phát âm “d”. Lệ Thủy trong bài “Hoa tím bằng lăng” hát như vầy: “Bvẳng xa đưa lại giọng hò bồng lên theo gió mây!”. Các thầy dạy ngôn ngữ trong trường giải thích: đó chính là cách phát âm tiếng Việt cổ còn lưu lại.

Không biết vì sao khu vực đồng bằng sông Cửu Long không thể phát âm cong lưỡi. Những âm “r”, “tr” đều bị biến dạng. Các bạn trong trường thường trêu ghẹo dân miền Tây chúng tôi: “Bắt con cá gô, bỏ trong gổ, nó nhảy nghe gồ gồ” (Bắt con cá rô, bỏ trong rổ, nó nhảy nghe rồ rồ!). 

Lần tôi công tác tại thị xã Hồng Ngự (Ðồng Tháp), anh Thống, một bạn đồng môn thời đại học kéo về nhà chơi. Bà xã Thống bày một dĩa hột vịt lộn ra bàn để anh em lai rai. Ăn mà cứ thấy còn thiếu cái gì đó. À, … không dám đòi hỏi. Lúc ấy mẹ của Thống vào, trên tay bà cầm dĩa rau răm:

- Các con ăn dau găm hông? Dau găm làm ấm bụng đó!

Cô em út của Thống từ nhà sau đi ra buông một câu:

- Má kỳ quá! Má nói không có dõ dàng gì hết!

Thống cười hề hề:

-Vùng biên An Giang, Ðồng Tháp và Long An và cả Tây Ninh nữa… ai cũng phát âm vậy hết! Chỉ cần người lạ đến nói vài câu là biết liền!

Chuyện năm 1988, tôi đi đám cưới thằng bạn tên Lê Phúc An ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Ðến thị trấn, tôi tìm quán cà phê để nghỉ chân, bà chủ quán xởi lởi:

- Cậu đi đâu mà không biết đường? Ði đám cứ hả? Tranh thủ đi sớm nghen! Ðường vắng coi chừng ăn cớp!

Ðêm hôm ấy, sau lễ gia tiên, họ hàng thằng bạn tụ lại rất đông, xách rượu tới làm quen. Chú của thằng bạn cười: “Dụ này là dụ dắn đó, là dụ ngâm với con dắn hổ đất”. Thằng bạn vỗ đùi cười ha hả: “Xứ này nói vậy đó. Bên vợ tao ở Sài Gòn chọc tao bằng câu “ăn cớp trên giàn mớp”. Nhưng đi xa, nhớ quê chết bỏ nghen mậy!”.

NGUYỄN TÚ NGÂN

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Xốn xang giọng Quảng

Xốn xang giọng Quảng

Cái giọng xứ Quảng không giàu chất nhạc, chẳng ngọt ngào, nhiều khi phát âm nghe có vẻ vụng về và “quê một cục”…
Dân ca xứ Nẫu

Dân ca xứ Nẫu

“Ông ở đau mà nghe giọng nói quen quen? (Cười) Dân nẫu hớn? Tui cũng dân nẫu đay”.
Tết ở làng Lụa Hội An

Tết ở làng Lụa Hội An

Làng Lụa trải rộng trên một diện tích 2,1 ha với những nếp nhà rường cổ xưa, đường làng quanh co uốn lượn giữa những hàng cây cổ thụ, đầm sen…
Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Làng rắn Lệ Mật vào xuân

Nơi Lệ Mật (Hà Nội), rắn đã tạo nên một lịch sử làng độc đáo và một lễ hội truyền thống đặc sắc.
Món rắn ở Nam Bộ

Món rắn ở Nam Bộ

Xuân năm Tỵ đang về, trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân, có tô cháo rắn hổ hành béo ngậy, ngọt lịm ăn vào, không gì khoan khoái cho bằng!
Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Làng hoa miền Trung vào vụ tết

Để cung cấp hoa trong dịp tết Quý Tỵ, nhiều nhà vườn trồng hoa tại miền Trung đang tất bật làm đất, xuống giống, chăm sóc… để chuẩn bị cho hoa ra chợ, đúng thời điểm vào dịp cuối năm.