Máy bay huấn luyện Mỹ đánh rơi vũ khí mô phỏng sai địa chỉ

Xuất phát từ căn cứ không quân Misawa của Mỹ vào đêm 6-11, một chiếc F-16 đã làm rơi một quả bom mô hình tại một ngôi làng ở tỉnh Aomori, Nhật Bản khi đang tiếp cận khu vực ném bom đã được định trước, quân đội Mỹ xác nhận.

Tài khoản Twitter của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ) cho biết: "Trong quá trình huấn luyện, một máy bay F-16 ở Misawa đã làm rơi một trang bị cách khu vực Draughon khoảng 5 km vào đêm muộn 6-11".

Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ và USFJ đã báo cáo với chính phủ Nhật Bản vào sáng hôm nay (7-11) tất cả thông tin đã được xác nhận". 

Một chiếc máy bay F-16 thuộc phi đội máy bay tấn công số 13 của Mỹ. Ảnh: REUTERS

Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ cũng lưu ý, "không có báo cáo nào về thương vong hay thiệt hại tài sản" liên quan đến vụ việc. Lực lượng này còn cho biết thêm vụ tai nạn càng "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huấn luyện thực chiến để đảm bảo an toàn cho các hoạt động" sẽ được tiến hành.

Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã duy trì lực lượng binh sĩ và các căn cứ quân sự ở Nhật Bản vì các mục tiêu chiến lược, nhất là đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện có khoảng 54.000 quân Mỹ đang đồn trú ở Nhật Bản.

Trước đó, một số vụ tai nạn máy bay quân sự Mỹ cũng từng diễn ra ở Nhật Bản. Trong năm 2017, hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra tại căn cứ không quân Kadena ở tỉnh Okinawa. Trong năm ngoái, một máy bay F-15 cất cánh từ Kadena đã rơi trên biển Nhật Bản nhưng may mắn là phi công đã nhảy ra khỏi chiếc máy bay gặp nạn và vẫn được an toàn.

Máy bay chiến đấu phản lực F-16 (Falcon) là dòng máy bay đa nhiệm do Công ty General Dynamics và Công ty Lockheed Martin hợp tác sản xuất từ những năm 1970. Đây là một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Mỹ, khi họ đã chuyển giao dây chuyền sản xuất cho năm đối tác khác nhau và cho xuất xưởng khoảng 4.500 máy bay trên toàn thế giới. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.