Quỹ trường hay quỹ khuyến học?

(PLO)- Mỗi khi lớp, trường cần vận động giúp một hoàn cảnh nào thì gần như tất cả đều tham gia và không ai so sánh số tiền, vật chất mình bỏ ra với người khác. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cứ mỗi độ năm học mới bắt đầu là lại rộn ràng chuyện quỹ trường. Đa phần là các trường ở những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Những khoản thu phần lớn là những khoản ngoài quy định của phòng, Sở GD-ĐT khi bị phụ huynh phản ứng thì trường vẫn lúng túng trong cách giải thích phù hợp, làm hài lòng phụ huynh.

Địa phương tôi sinh sống và các con tôi học 5 năm nay, tỉnh Bình Dương, chưa bao giờ có chuyện như vậy vì chúng tôi không bao giờ đóng quỹ trường mà ngược lại luôn có những việc làm làm ấm lòng phụ huynh và học sinh.

Mỗi khi lớp, trường cần vận động giúp một hoàn cảnh nào thì gần như tất cả đều tham gia và không ai so sánh số tiền, vật chất mình bỏ ra với người khác. Trong mỗi người luôn hãnh diện vì đã góp vào sự duy trì bước chân đến trường của bạn con mình và khi con mình biết thì chúng rất tự hào về cha mẹ mình.

Tôi còn nhớ những buổi khai giảng hay họp phụ huynh thì không có phần xướng tên những tổ chức, những nhà hảo tâm đã đóng góp rất lớn cho không gian mái che để phụ huynh đứng đợi đón con trong sân trường, mái lưới che khoảng sân rộng cho tất cả các hoạt động từ hội họp, vui chơi, vận động đến các sinh hoạt ngoài trời của học sinh và cả phụ huynh.

Quy truong hay quy khuyen hoc.jpg
Quy truong hay quy khuyen hoc 1.jpg
Khuôn viên trường sạch sẽ, mát mẻ, rợp bóng cây cùng nhiều không gian sinh hoạt khác mà trường có được là nhờ sự đóng góp nhiệt tình của phụ huynh và nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn và nhà trường giữ gìn, duy trì, áp dụng cho các em sinh hoạt, học tập. Ảnh: TL

Mặc dù tôi biết rất rõ là các tổ chức, đơn vị, những nhà hảo tâm hoàn toàn không có dịch vụ, con cái nào đang ở ngôi trường đó. Và họ biết việc lần lượt thay phiên nhau chia sẻ những khó khăn của nhà trường để các con có một mái ấm thứ hai thật sự là cần thiết. Một phần không kém quan trọng là ban giám hiệu đã biết vận động mọi nguồn đúng nơi, đúng thời điểm mà không làm khó ai. Để mỗi khi họ có dịp ghé qua ngôi trường ấy mà lòng thấy vui vì công sức, tiền bạc của mình bỏ ra có ích.

Có lẽ, ban giám hiệu đã liên hệ với chính quyền địa phương, công đoàn hay các hội phụ nữ, hội cựu chiến binh để đi đến những doanh nghiệp trên địa bàn phường mình hoặc trên địa bàn Thành phố để kêu gọi ủng hộ những vật tư đó. Từ những chiếc ghế đá dưới những tán cây phượng, khu vườn thực vật đến sân bóng trồng cỏ ...

Đầu năm học, các khoản thu của nhà trường thường kèm theo công văn của phòng giáo dục. Có ghi rõ các khoản bắt buộc xứng đáng, phục vụ nhu cầu tối thiểu cho các em như: tiền ăn bán trú, tiền phục vụ ...chứ không có khoản tiền cho những thiết bị xây dựng trường lớp.

Trong đó có một khoản tự nguyện mà mọi người luôn hăng hái đóng góp đó là: quỹ khuyến học!

Mỗi phụ huynh chỉ đóng: 12.000 đồng/năm. Đây là số tiền nhà trường khi phụ huynh là Hội viên Hội khuyến học. Số tiền này thu theo quy định của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam và chỉ thu theo phụ huynh chứ không phải thu theo đầu học sinh. Nghĩa là phụ huynh có nhiều con theo học tại trường thì chỉ thu một lần. Và khi đã đóng ở trường rồi thì về địa phương không cần phải đó.

Tất cả đều đóng nhanh gọn lẹ và vui vẻ: "Cho tụi nhỏ có bạn!”.

Và ở trường, phụ huynh còn được khảo sát tình thần tự học suốt đời về văn hoá đọc, kết nối tri thức, tình cảm giữa các thành viên gia đình, giữa gia đình - nhà trường và giữa gia đình với xã hội.

Vậy là, cứ vào năm học mới luôn rộn ràng các hoạt động thiện nguyện của nhà trường dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, mồ côi..., không riêng gì những em ở địa phương mà cả những em ở trọ vẫn được nhà trường quan tâm, giúp đỡ hết mình. Những hình ảnh ấy luôn gây xúc động cho các con và phụ huynh!

Thiết nghĩ, trường học hay địa phương không thể đủ nguồn kinh phí tự lo từ vật chất, tình thần cho môi trường giáo dục của mình mà rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng quanh mình. Đó là cách để giữa nhà trường và cộng đồng có sự giao thoa, đồng cảm, cùng gánh trách nhiệm giáo dục thế hệ của mình.

Và khi nhà trường có cách làm hay, luôn vì học sinh thì không khó gì để huy động sức mạnh từ nhà hảo tâm hay phụ huynh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm