Sơ suất không đáng có của Bộ Công Thương!

Thế mà điều hay lại bị “xầm xì” chỉ vì thông báo chỉ đích danh vé ấy phải của hãng Vietjet Air khiến dư luận hoài nghi chính Bộ cầm trịch việc thực hiện Luật Cạnh tranh đang có hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), “có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không thì chưa rõ vì việc đề tên doanh nghiệp là để hướng dẫn các đơn vị thực hiện, không tác động đến thị trường”. Thời may, ý kiến của các chuyên gia pháp lý đã làm rõ thêm vấn đề với giải thích “chỉ là thông báo trong nội bộ nên không vi phạm gì”. Lại nữa, Bộ còn có động thái liền theo là cho ra một thông báo có nội dung tương tự nhưng bỏ tên hãng Vietjet Air mà thay bằng “các hãng hàng không giá rẻ”. Tưởng thế là xong chuyện nhưng té ra Bộ có cách khắc phục rất lạ: Thông báo “có Vietjet Air” và thông báo “không có Vietjet Air” có cùng số (130), cùng ngày (8-1), cùng một thứ trưởng ký và cùng lưu ý “có hiệu lực kể từ ngày ký”! Phải hiểu sao về hai văn bản như thể sinh đôi bất thường này?

Dẫu có thể không sai Luật Cạnh tranh nhưng khi để xảy ra “điều tiếng” thì phải thấy rằng thông báo “có Vietjet Air” có khiếm khuyết về nội dung nên việc điều chỉnh là cần thiết. Về nguyên tắc, khi đã phát hành rồi thì Bộ phải ra thông báo mới để xác định giá trị thay thế hoặc minh định việc hủy bỏ một phần nội dung của thông báo cũ nhằm giúp các đơn vị trực thuộc dễ dàng thực hiện. Đằng này, ông cục trưởng nói gọn hơ: “Sở dĩ có hai văn bản là do lỗi đánh máy và in ấn nên bản đầu tiên của thông báo đã để tên Vietjet Air, sau đó bộ phận hành chính văn phòng đã sửa lại và bỏ chữ Vietjet Air”.

Có thật là do “lỗi đánh máy…” hay do Bộ “yếu bóng vía” không tự xác định được đúng sai nên phải vội vã “cải chính” đến nổi không thể làm đúng quy định xử lý văn bản nêu trên? Có thật thông báo thứ hai được phát hành ngay sau thông báo thứ nhất và đúng ngày 8-1? Hay còn lý do gì khác?

Sơ suất/sơ hở thiết nghĩ cũng bình thường nhưng quan trọng là cách nhìn nhận và xử lý. Một thông báo được ban hành với mục đích đúng nhưng lại tạo hết mối ngờ này đến mối ngờ khác. Tiếc!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

(PLO)- TP.HCM đã triển khai quyết liệt Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngay sau khi nghị quyết được ban hành.

Niềm tin của Nhân dân!

Niềm tin của Nhân dân!

(PLO)- Bác Hồ từng nói việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Do vậy, muốn củng cố niềm tin của Nhân dân hoàn toàn không khó nếu tất cả nói đi đôi với làm.
'Chuyển' rác thành hoa

'Chuyển' rác thành hoa

(PLO)- Cách đây ít ngày, UBND quận 12 đã tổ chức khánh thành Công viên chợ Đường, tại phường Thạnh Lộc có diện tích khoảng 500 m2, trong đó có tới 320 m2 là mảng xanh.
Những bước chân thầm lặng vì sự bình yên

Những bước chân thầm lặng vì sự bình yên

(PLO)- Trong quá trình tác nghiệp, nhóm PV nội chính của báo Pháp Luật TP.HCM chứng kiến nhiều câu chuyện giản dị của chiến sĩ công an bên lề các sự kiện. Những chuyện ấy khiến chúng tôi xúc động, ấm lòng…
Bao giờ hết cuộc gọi, tin nhắn rác?

Bao giờ hết cuộc gọi, tin nhắn rác?

(PLO)- Bao năm nay các cuộc gọi rác với nhiều “biến thể” từ mời chào, câu dẫn đến lừa đảo đã trở thành nỗi ám ảnh của người dùng di động. Bao giờ mới hết cuộc gọi rác, tin nhắn rác?
Không để vụt mất thời cơ!

Không để vụt mất thời cơ!

(PLO)- Theo số liệu từ Bộ KH&ĐT, hiện có khoảng 85% khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực; 15% hoạt động theo mô hình chuyên ngành; chưa có KCN sinh thái nào đạt chuẩn. Thực trạng các KCN, khu chế xuất tại TP.HCM cũng tương tự…
Tuyển sinh bổ sung vào lớp 10 công lập và gì nữa?

Tuyển sinh bổ sung vào lớp 10 công lập và gì nữa?

(PLO)- Việc cho phép học sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm sẽ giúp các em chọn được trường phù hợp với mức điểm của mình, tránh tình trạng rớt cả ba nguyện vọng do không lượng sức mình hay do “xui rủi”.
Giáo dục cần nhân tài để cải cách toàn diện

Giáo dục cần nhân tài để cải cách toàn diện

(PLO)- Ngoài triết lý “giáo dục phải tạo ra con người biết làm việc hiệu quả và biết sống có nhân cách” thì còn cần một đội ngũ thực sự có tài và tâm huyết để hoạch định và thực thi các chiến lược "trăm năm trồng người" đã được Đảng và Nhà nước vạch ra.