Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực giám định tư pháp

(PLO)- Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác giám định tư pháp do sở Tư pháp TP.HCM tổ chức đã nhận được sự quan tâm lớn của nhiều giám định viên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-9, Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn TP.HCM.

Hội nghị có sự tham dự của các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và người giúp việc cho giám định viên tư pháp tại nhiều cơ quan khác nhau (TAND, VKSND, Công an, các Sở ban ngành…).

Báo cáo viên tại hội nghị có đại diện của Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp là bà Nguyễn Thị Thụy, Trưởng phòng Thanh tra - Bổ trợ tư pháp và Quản lý Giám định tư pháp.

Thẩm phán Trương Công Huấn, TAND TP.HCM cũng có mặt để chia sẻ, thảo luận và trao đổi về các kỹ năng tham gia tố tụng của người giám định tư pháp tại phiên toà.

Trưởng phòng bổ trợ tư pháp, sở Tư pháp TP.HCM dẫn đề khai mạc hội nghị. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Trưởng phòng bổ trợ tư pháp, sở Tư pháp TP.HCM dẫn đề khai mạc hội nghị. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Thông tin tại hội nghị bà Thuỵ cho biết giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án hình sự, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án, vụ việc được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 (sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giám định tư pháp 2012) đã khắc phục được một số hạn chế đang tồn tại, đồng thời quy định bổ sung thêm nhiều quy định mới, có thể kể đến như:

Thứ nhất, là mở rộng phạm vi của giám định tư pháp. Phạm vi giám định tư pháp đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đến cả giám định được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn khởi tố thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như trước đó.

Bà Nguyễn Thị Thụy, Trưởng phòng Thanh tra-Bổ trợ tư pháp và Quản lý Giám định tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) chia sẻ những khó khăn, vướng mắc đang diễn ra. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Bà Nguyễn Thị Thụy, Trưởng phòng Thanh tra-Bổ trợ tư pháp và Quản lý Giám định tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) chia sẻ những khó khăn, vướng mắc đang diễn ra. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Thứ hai, là bổ sung thêm tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự thuộc VKSND tối cao. Cụ thể, để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử được thu thập ngày càng tăng mạnh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án nói chung và các vụ án tham nhũng, kinh tế nói riêng, Luật sửa đổi năm 2020 đã có quy định về “Phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Đây là tổ chức giám định tư pháp công lập mới có tính chất đặc thù, được bổ sung vào hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự.

Thứ ba, là bổ sung quy định về thời hạn giám định. Theo đó, thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Thời hạn giám định có thời hạn tối là 3 tháng, nếu có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 4 tháng, nếu có gia hạn thì không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.

Rất nhiều giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định tư pháp tham dự hội nghị bồi dưỡng kiến thức. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Rất nhiều giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định tư pháp tham dự hội nghị bồi dưỡng kiến thức. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Giám định viên tham gia phiên toà cần có kỹ năng gì?

Trong xét xử một vụ án, khi xét thấy cần thiết và cần làm rõ một số nội dung của kết luận giám định thì Hội đồng xét xử (HĐXX) có quyền triệu tập giám định viên đến để tham dự phiên toà.

Khi tham dự phiên toà, các giám định viên cần lưu ý một số nguyên tắc như: Những nội dung nào không biết rõ, hoặc không chắc chắn thì có thể từ chối trả lời, chỉ trả lời khi biết chắc chắn 100%; Không trả lời những câu hỏi không liên quan trực tiếp tới nội dung mà mình đang giám định; Trong quá trình xét xử có thể yêu cầu HĐXX cho thời gian chuẩn bị để có được những lời trình bày thuyết phục, rõ ràng nhất.

Thông qua hội nghị tôi cũng mong muốn tất các các giám định viên tư pháp trên địa bàn TP.HCM khi được toà án mời lên tham dự phiên toà thì cố gắng sắp xếp và tham dự. Bởi lẽ, việc có mặt của giám định viên tại phiên toà sẽ làm rõ và giải quyết được nhiều điểm trong kết luận giám định từ đó giúp cho HĐXX đưa ra được phán quyết chính xác nhất.

Thẩm phán Trương Công Huấn, TAND TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm